Trong quá trình lắp ráp và sử dụng mạch CS ampli (IC, linh kiện rời,...), tớ có vài ghi nhận, có thể gọi là "kinh nghiệm"...nhưng chưa biết có đúng không??? Cần thời gian nghiên cứu thêm.

-- Mạch CS nào cũng có đường hổi tiếp âm từ ngõ ra loa trở về tầng đầu...

Hồi tiếp âm càng "sâu" thì chất lượng âm thanh càng tốt (tất nhiên, mạch "kích" vào cũng phải mạnh vì hồi tiếp âm sâu đồng nghĩa là hệ số kđ sẽ ít!!!).

Thế nào gọi là tốt?  Tốt có nghĩa là...mạch ổn định (ít bị lệch điểm 0...), kế đến là khuếch đại tần số cao, thấp đồng đều... Máy nào thiếu bass thì các bạn cứ hồi tiếp âm cho nhiều lên một tí.. Tiếng cao và tiếng trung...rất hay "la làng", còn tiếng bass (bass nặng...) rất yếu. Hồi tiếp âm sâu sẽ..."ém" mấy thằng treb và trung bớt lại...Chú ý, mấy thằng "siêu cao" (12Khz...20khz) và "siêu trầm" (dưới 50Hz) thì...khó đạt...Phải dùng loa chuyên môn và máy riêng có mạch crossover...

Ghi nhận là như vầy :

" Ví dụ ta xài loa 4 ohm, thì volt ra loa "cao nhất" sẽ đưa về hồi tiếp âm vào tầng đầu, là tốt...Nhưng, có bữa nào đó, ta quên, lại dùng loa 8 ohm?? Tất nhiên loa 8 ohm sẽ có volt ra cao hơn loa 4 ohm (vì nhẹ tải...nhưng CS lại yếu hơn, do ít dòng hơn. Công thức là P=UxI). Volt cao hơn có nghĩa là...đường hồi tiếp âm sẽ đưa về nhiều hơn?? Kết quả, trúng ngay tần số nào đó (thường là tần số cao...) làm cho hồi tiếp âm thành ra hồi tiếp dương (do đồng pha, đồng biên độ)!!! "

Như vậy, ampli nên dùng tải cố định hoặc nặng ohm hơn (tuy là nóng) nhưng sẽ bảo đảm không bị..."rè", "hú",..v.v...

-- Mạch nào cũng có bộ lọc Nozzle (tụ.1 + 10 ohm) ở ngõ ra loa xuống masse.

Mạch Nozzle làm cho " volt tần số cao" sẽ không vượt cao lên (tức là sẽ "không" đưa về hồi tiếp âm cao hơn..., giống y như ghi nhận ở trên.).

Khi điện đường yếu (khoảng 200v...ví dụ), ta hát nghe tốt. Nhưng khi điện đường cao lên (trên 230v)..thì ta nghe rè??? Chỉnh lại mạch Nozzle (tức thay đổi trị số tụ và trở) thì...nghe tốt...

Điều đó cũng có nghĩa là mạch "thiếu" ổn định.

Tóm lại, trong quá trình lắp ráp ampli, ta cần chú ý "mày mò" 2 cái  mạch : mạch hồi tiếp âm và mạch Nozzle. Thử ampli với nhiều loa (2 ohm, 4 ohm, 8 ohm, 16 ohm,...) và thử nhiều loại điện đường (110v, 220v, 250v,...). Nếu thấy OK thì...đem đi "đánh" nhạc sống...khỏe re!!!

Bạn có biết, có loại mạch ampli, người ta dùng công tắc để thay đổi đường hồi tiếp và mạch Nozzle khi...xài tải 4 ohm, hoặc 8 ohm, hoặc 16 ohm. Nếu thấy cần, ta cũng nên làm cái công tắc như thế...Và muốn làm như vậy thì trên cái máy phải gắn đồng hồ Ampere (hai cái cho mạch +- Vcc..)...Làm sao làm, hễ nghe âm thanh "lớn" mà đồng hồ chỉ kim " nhỏ" là...quá tốt!!!!