Bài viết này giới thiệu với các bạn bộ ổn áp xoay chiều thông dụng. Đây là loại ổn áp đơn giản, có thể dùng ổn áp cho đèn chiếu sáng, quạt máy, tủ lạnh và máy thu hình… Ưu điểm của loại ổn áp này là đơn giản dễ lắp ráp, giá thành rẻ. Tuy nhiên nó cũng có khuyết điểm là hiệu suất tương đối thấp, tổn hao lớn hơn loại ổn áp điện tử vì khi hoạt động lõi sắt bị bão hòa từ, gây ra từ thoát và nhiễu.
Biến áp tự ngẫu TR1 gồm có cuộn vào L1, và cuộn bù L2. Cuộn vào L1 được quấn đúng 75V (tính số vòng/volt tùy theo sắt từ và công suất biến áp). Cuộn L2 là cuộn bù tương ứng với điện áp là 35V. Khi điện áp vào là 75v thì mạch điện C1 và L1 cộng hưởng nối tiếp cho ra điện áp ở tải đúng 110v.
(Điện trở R1 dùng phóng điện cho C1 khi rút phích điện ra khỏi nguồn điện lưới)
Nếu đện áp vào tăng lên trên 75v, lõi sắt cuộn L1 bị bão hòa từ làm giảm điện cảm L1. Điều này, gây sụt áp trên đoạn L1, nhưng nhờ cuộn bù L2 nên lúc nào điện áp ra tải cũng được ổn định 110v +- 10%. Đối với biến áp có công suất 140VA, thì chọn tụ C1 khoảng từ 30 đến 40 mF/550v, dùng tụ giấy hoặc tụ dầu và không nên dùng tụ hóa học. Ta cũgn có thể dùng biến áp tự ngẫu có sẵn của một Survolteur để làm ổn áp. Chọn các mối dây phù hợp như sơ đồ bên dưới và cần điều chỉnh điện dung tụ C1 để mạch cộng hưởng chính xác như đã nói trên. Nếu biến áp có công suất là 140VA, ta thử mắc tải một bóng đèn 100W/110v để điều chỉnh tụ C1. Khi ta thay đổi điện áp vào từ 75v đến 145v mà độ sáng bóng đèn thay đổi rất ít là trị số tụ đã đúng. Bạn nên lưu ý, khi rút phích cắm nguồn bộ ổn áp ra khỏi ổ cắm điện, nhưng điện áp có thể còn giữa lại trên tụ C1 khá lâu. Nó co sthể phóng điện ra hai đầu phích làm ta bị giật. Để được an toàn, ta dùng một đoạn dây điện ngắn nối tắt 2 đầu ra phích điện để phóng điện cho tụ.
Sưu tầm