Một mạch có từ 3 cần trở lên (có thể lên đến 32 cần chỉnh) gọi là Equalizer. Có đôi khi ta cần ráp một mạch cho cây đàn hay cho cái mạch âm thanh nhỏ nhỏ... thì mạch càng đơn giản, càng dễ ráp, càng tốt. Trong bài viết này, tớ cung cấp cho các bạn 2 mạch equalizer đơn giản sau đây.

Mạch HITACHI

Mạch này cũng giống như mạch Graphic Stereo Control, tức là mạch điều chỉnh 5 nút (5 tần số), nhưng mạch này không sử dụng biến thế nên gọn nhẹ, ít bị cảm ứng từ trường.

Mạch EQ đơn giản

Mạch có các đặc điểm sau:

- Tín hiệu đi từ IN, qua 5 biến trở ra OUT.

- Hở 2 mối A và B thì tiếng rất lớn. Vặn các volume lên trên, chấm lại mối B thì âm thanh nhỏ lại bởi vì nó bị rẽ mạch qua RCE + 390 xuống masse.

- Chấm lại mối A thì âm thanh lại lớn là đúng. Các con điện trở ở giữa các volume, gia giảm nó để chỉnh cho đều, giảm nó thì tần số đó tăng.

Mạch SHARP

Mạch EQ đơn giản

Mạch có các đặc điểm sau:

- R3 phân cực có ảnh hưởng đến tần số. Giảm R3 làm tăng phân cực, làm mạch tần số làm việc chút đỉnh, có thể làm thay đổi tần số khác chút ít. Nếu giảm quá có thể mất hiệu quả.

- R2 không làm thay đổi tần số. Giảm R2 làm tăng phân cực, làm mạch tần số làm việc.

- C1 lựa chọn tần số làm việc, cản bỏ tần số thấp hơn nó.

- C2 hồi tiếp làm mất tần số cao hơn nó, chỉ giữ lại một mình tần số làm việc.

- R1 là điện trở gia giảm. Giảm R1 làm tăng tần số làm việc.