Trong các tài liệu điện tử thường dùng đơn vị Decibel (dB) để tính hệ số khuếch đại . Ví dụ , một tầng kđ có hệ số kđ là 3 dB . Nói theo ta thì là "2 lần" . Chúng ta cũng nên biết qua về các số dB nầy. Nó không phải đơn giản như ta tưởng . Ví dụ , 10 dB là 10 lần ( tiếng Anh là 10 times) . Nhưng 20 dB thì ta tưởng là 20 lần ?? Không phải vậy ! 20 dB là 100 lần .
Nói về hệ số kđ thì có 3 phần : hệ số kđ điện áp , hệ số kđ dòng điện và hệ số kđ công suất .Không có vụ hệ số kđ ohm nhé !!
Hệ số kđ công suất ( tính ra số lần ) sẽ khác với hệ số kđ dòng và áp .
20 dB của hệ số kđ công suất sẽ khác với 20 dB của hskđ của áp và dòng . Lý thuyết của mạch điện có nói ..." khi điện áp tăng gấp hai thì công suất sẽ tăng gấp bốn" .
Decibel là cách tính từ toán học Loga có cơ số 10. Bạn nào biết về toán học Loga thì cứ tính theo Loga . Sau khi ra kết quả thì nhân cho 10 đối với CS và nhân cho 20 đối với Áp và Dòng ...sẽ có kết quả là dB !
Tại sao dùng dB mà không dùng "số lần" ? Vì dùng dB có cái lợi là con số rất ít . Ví dụ , 1.000.000 lần thì có 6 số không , viết theo dB thì là 60 dB . Cái lợi kế tiếp là ...chỉ dùng phép cộng và phép trừ , dễ tính hơn. Ví dụ , tầng kđ đầu có hskđ là 10 dB , tầng sau có hệ số kđ là 5 dB . Cả hai tầng sẽ có độ kđ là 10+5 , tức 15 dB . Còn tính theo ta thì tầng đầu có hskđ là 10 lần , tầng sau có hskđ là 3,16 lần . Cả hai tầng sẽ có hskđ là 10x3,16 ... tức 36,1 lần .
dB dùng cho Cs thì dễ hiểu hơn . Tuy nhiên , từ dB ( số lần) của Cs , ta chỉ cần "rút căn" là ra dB ( số lần)của áp hoặc dòng .
Ví dụ ..10dB của Cs là 10 lần ( vào 1W ra 10W) . Cũng là 10dB của áp thì lấy 10 mà rút căn , sẽ ra 3,16 lần ( vào 1V ra 3,16V) .
Vậy 10dB của CS là 10 lần . 10dB của điện áp là 3,16 lần .
Tính theo dB thì đơn giản . Chỉ là phép cộng và trừ . Ví dụ , 25dB thì bằng 20dB + 5dB hoặc 10dB + 10dB + 5dB ....Nhưng khi tính ra số lần thì ta phải "nhân" , chứ không phải "cộng". 10dB là 10 lần , 5dB là 3,16 lần . Ta nhân ...10x10x3,16 = 316 lần . Đó là nói theo CS , còn nói theo điện áp ( hay dòng) thỉ rút căn . 316 rút căn là 17,7 . Tức 25dB tính theo điện áp là 17,7 lần .
Cần biết 2 phát biểu sau đây ...dB của Cs là 10 x log10 (x) . dB của áp hoặc dòng là 20 x log10 (x) . Ghi chú ...(x) là số lần .
Nhức đầu quá ....
bạn xem bảng sau đây .
Cột thứ 3 là số dB , cột thứ tư là số "lần" tăng của áp (dòng) , còn cột thứ 5 là số "lần" tăng của công suất . Cột 1 và cột 2 là giảm theo chiều ngược lại .
Nhìn vào bảng , 7dB là 5 lần ( nói theo CS) . 7dB là 2,23 lần ( nói theo áp dòng) .
Khi nói , mạch điện có hskđ áp là 10dB , tra bảng , ta hiểu là mạch nầy kđ 3,16 lần .
Trong trường hợp , số dB không "có" trong bảng thì ta dùng phép tính mà suy ra .
Ví dụ , 20dB là 100 lần ( theo cs) , nhưng 25db là bao nhiêu ? Ta tính như sau ...25 là 20+5 . Ta tra bảng , 20dB là 100 . 5dB là 3,16 . Lấy 100 mà nhân cho 3,16 , ta có 316 lần . Như vậy , 25dB là 316 lần theo cs . Còn 25dB tính theo áp thì dùng mẹo rút căn . Lấy 316 mà rút căn sẽ là 17,7 lần . Hừm , quá ít .
Ví dụ thêm , 70dB là bao nhiêu ? Cái nầy dễ lắm , cứ lấy số 1 và thêm "bảy" số 0 , tức 10.000.000 ( mười triệu) . Như đó là hskđ CS , còn 70dB của hskđ áp thì rút căn mười triệu thì ra là 3.162 lần .
Vì để cho dễ nhớ , ta chỉ tra theo CS , tức dùng cột 3 và cột 5 . Cứ cột 3 là dB , cột 5 là số lần .