Đây là mạch điện đơn giản dùng cho "ngắt mở" loa , gọi là mạch Relay loa .
Sao lại gọi là đơn giản ? Vì mạch nầy ...không có "dò áp loa " , không có xử lý lúc "tắt" máy , nó chỉ có 1 việc là khi ON máy thì sau tích tắc ...nó mới "đóng" ra loa .
các bạn xem hình ...
Thoạt nhìn H.1 , ta thấy mạch điện là hợp lý . Nhưng khi cấp nguồn thì sự cố xảy ra ...
-- RLy đóng lại và ...nhả ra và hư C1815 ( có khi hư luôn A1011) .
-- Vì sao hư 1815 ? Vì dòng từ +B đi qua EB của 1011 , đi tiếp qua CE của 1815 và xuống masse .
-- Lúc có nguồn , Rbe và Rce của trans rất thấp , có khi một phần của Ohm ( sò CS) .
-- Điện trở "nội" thấp ...nên dòng chạy qua là "cao"...hư 1815 là cái chắc !
Bây giờ qua H.2 , ta thấy Q1 và Q2 được kết nối Darlington ...là đúng bài bản . Nhưng On nguồn , thì RLY không đóng , tức Q1,Q2 không "dẫn".
Vì sao ? Vì cực E của Q1 được nối với cuộn RLY , lúc On nguồn thì volt trên RLY cao lên . Volt cực E cao thì Volt cực B phải cao hơn 0,7v ...trans mới dẫn được . Trans Q1 có bộ chia áp là 220k+56k ở cực B . Đo volt sẽ là khoảng 6v ....Khi RLy tăng lên 6v thì ...nó "khựng" lại ! Chỉ khi nào cực B lên 24v thì cực E mới lên nổi 23v4 ( thấp hơn 0,7v) .
Bây giờ qua hình H.3 , ta chỉ cần thêm con trở 10k "cản" bớt dòng qua CE của con 1815 .
C1815 sẽ không hư , và mạch chạy tốt !
Khi muốn "kéo dài" thời gian đóng loa thì ta tăng tụ 220uF/25v lên 440uF ( tức song song thêm tụ ) . Tuy nhiên , chỉ cần tăng con trở 220k lên 470k là ...lâu hơn . Phải thử coi dùng con 470k ...nó có "đóng" RLY không ? Mày mò gia giảm là xong !
Mấy cái vụ RLY là dễ như ăn cháo GLMM ....