Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu biết thêm về cách "độ" opamp từ nguồn đôi sang nguồn đơn và biết cách chọn tụ ngõ vào " hợp lý". Ví dụ, cũng là bo mạch Micro nhưng khi ta dùng cho cây guitar thì nếu sửa tụ ngõ vào "nhỏ" trị số hơn một tí thì tiếng đàn sẽ "bén" hơn.
Thông thường nguồn đơn (nguồn cung cấp duy nhất) thuận tiện đối với các bộ khuyếch đại công suất nhỏ.
Ví dụ hình bên dưới chứng tỏ cực tính đầu vào dương nhận được bằng bộ phân áp Rp1, Rp2. Các điện trở này thường có giá trị bằng nhau và vào khoảng 100K đối với bộ khuyếch đại thuật toán kiểu lưỡng cực (μA 741) và hàng megaohm đối với đầu vào dùng transistor trường. Việc chọn các trị số này có sự thỏa hiệp: điện trở lớn để tí tiêu thụ năng lượng tín hiệu, điện trở nhỏ để bộ phân áp không ảnh hưởng đến dòng điện phân cực.
Bộ phân cực tạo nên điện áp chuẩn mức bằng Ucc/2. Nó ứng với điểm giữa của hai nguồn nuôi mặc dù điểm mát không giống nhau.
Tụ C1 tránh cho nguồn không làm ngắn mạch Rp2. Ở tần số thấp nhất (fb) trở kháng của nó 1/2πfbC1 phải nhỏ hơn trị số Rp1 song song với Rp2.
Ví dụ: truyền âm thanh giữa 30Hz và 10kHz,
Rp1 = Rp2 = 1 Megaohm song với R=500K
C1 > 1/(2πfbR) = 1/(2x3,14x30x500000) = 10,6nF.
Vì giá trị tính toán cho theo giá trị nhỏ nhất, người ta có thể lấy giá trị lớn hơn, ví dụ C1 = 22nF các giá trị chuẩn khác. Về sau ta sẽ thấy giá trị còn lớn hơn có thể là cần thiết đối với bộ khuyếch đại có nhiều liên lạc điện dung tất yếu làm suy giảm các tần số thấp.
Tụ điện C2 giữa hai đầu vào của khuyếch đại thuật toán loại trừ các điện thế một chiều ở trạng thái tỉnh (ngăn thành phần một chiều). Ở tần số thấp nhất cần truyền dung kháng C2 phải nhỏ hơn R1. Quá trình tính toán cũng tương tự như trước, C1 và C2 có chức năng thông cao được dùng như bộ lọc.
Các bộ khuyếch đại một điện áp (LM 358 hay tương tự) cũng được sử dụng với hai nguồn nuôi cũng như các bộ khuyếch đại khác được dùng với nguồn duy nhất. Tuy vậy chúng không đối xứng so với nguồn nuôi.
Sưu tầm