Khi trang bị âm thanh cho các cuộc họp chúng ta nên coi chừng Mic bị hú. Có một mạch tự động chống hú. Mạch nầy nếu dùng cho đàn ca thì... kiểm chứng lại!

Các bạn tham khảo mạch điện sau đây:

VOX trong hệ thống trang âm

Một vấn đề bực mình với các hệ thống trang âm là khuynh hướng xảy ra “hú,hí”. Có nhiều biện pháp để tránh điều nầy, phỗ biến nhất là thay đổi vị trí của loa và micro. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng làm được việc nầy. Biện pháp nổi tiếng nhất là làm thấp tần số giữa micro và ampli khoảng 5 Hz. Điều nầy sẽ làm giảm “feedback” trong rất nhiều trường hợp mà các biện pháp khác hình như thất bại. Nhưng sự “dời tần số” là một mảnh thiết bị rất mắc tiền và hiệu quả của nó không phải luôn luôn xứng đáng với giá tiền đó. Vì feedback cần một thời gian hình thành, một giải pháp cho vấn đề nầy là giữ cho micro "off" thật lâu nếu có thể, đến khi lời nói bắt đầu. Nói cách khác, một switch cho lời nói hay là VOX.

Thiết kế nầy dựa trên IC National, LM346. Nó bao gồm 4 opamp lập trình, có thể ứng dụng rất nhiều. Tóm tắt mạch điện làm việc như sau:

Tín hiệu lời nói từ micro được opamp A1 khuếch đại và cung cấp cho hai opamp phía sau, A2 và A3. Opamp sau chỉ là bộ khuếch đại đệm (hệ số khuếch đại là một). Opamp A2 cùng với diode D1 dùng để chỉnh lưu, đổi tín hiệu micro thành mức volt DC dương. Mức gợn xoay chiểu sẽ được làm phẳng bởi tụ C3. Khi số volt ngang qua tụ nầy cao hơn mức ấn định ngõ vào ở cổng đảo (có biến trở chỉnh P1), ngõ ra của bộ opamp so sánh (A4) sẽ lên cao. Ngõ ra nầy có thể dùng điều khiển relay v.v.. Mức DC nầy (của A4) cũng sẽ cung cấp cho pin 9 (control) của A3. Opam A3 nầy sẽ chỉ hoạt động khi pin 9 nầy được giữ ở mức cao. Vì thế, khi lời nói ngưng thì A3 nầy cũng không hoạt động. Một điện trở giá trị cao R6 được mắc song song với C3 để bảo đảm rằng tụ nầy xả rất chậm. Đây là rất quan trọng bởi vì đường tín hiệu tới ampli phải được mở ra khi loa chỉ tạm ngưng trong chốc lát. Ngõ ra A4 được dùng để điều khiển rất nhiều thiết bị.