Hiện nay nhiều bạn yêu thích điện tử và âm nhạc đã có thể tự ráp một bộ máy khuyếch đại công suất tương đối cao để thưởng thức nhạc hoặc hát karaoke gia đình.
Chỉ ngại một điều là các mạch công suất đó không phải là luôn luôn “chắc ăn”, và nếu như chúng “đứt bóng” thì cặp loa yêu quý của bạn cũng có thể đứt theo.
Còn ráp thêm mạch bảo vệ? Lại thêm một mối lo nữa. Liệu chính mạch bảo vệ có đủ tin cậy và hoạt động đúng lúc không, điều đó thì chưa chắc. Có thể bạn đang nghe một khúc nhạc dồn dập mê ly, hay ca sĩ đang tới cao trào sôi nổi thì … phực! Cái mạch bảo vệ quái ác can thiệp sai chỗ gây thêm bực mình, rách việc…
Xin mách bạn mạch bảo vệ loa hết sức giản dị nhưng hiệu quả và an toàn đó là mạch bảo vệ dựa trên điện áp. Trong một mạch công suất OTL tiêu chuẩn, điên áp tại điểm ra loa trên lý thuyết bằng 0v khi chưa có tín hiệu. Khi có tín hiệu nó sẽ biến thiên về phía (+) hoặc (-) theo dạng tín hiệu, để tạo công suất trên loa. Điện áp AC đó ít làm nóng cuộn dây loa vì phần lớn công suất chuyển thành từ trường tạo lực làm rung màn loa.
Nhưng giả sử lúc nào đó Tr1 (hoặc Tr2) hư, và hai chân E-C nối tắt, +35 VDC với dòng cao sẽ thạy thẳng vào loa và loa “chuyển hệ” thành lò nấu… Bí quyết mạch bảo vệ rất giản dị: bạn dùng hai tụ điện trị số lớn (4.700 MF) ráp nối tiếp xen giữa mạch loa. Kết quả: tụ chỉ dẫn khi có điện AC. Đối với điện DC, tụ là người gác cổng nghiêm khắc và phản ứng tức thời. Và ưu điểm là bạn không phải can thiệp gì nhiều vào máy.
Sưu tầm