Đăng ký|Đăng nhập
Các Sản Phẩm Tiêu Biểu huynhdoan2000 Click để xem tất cả

Để mua hàng, các bạn vui lòng liên hệ huynhdoan2000@yahoo.com.
Loại Khác >

Chức năng của các loại tụ điện trong Audio

Thành Viên
Ngày tham gia: 09h32, 08/04/2018

Như tiêu đề, bác huynhdoan thông não giúp cháu. Cháu có tìm hiểu về các loại tụ (chức năng và nhiệm vụ) nhưng cháu search ra nó k cụ thể. Cháu muốn hỏi nhiệm vụ chính của tụ hóa, mica, gốm. Dùng trong audio

Có 2 tụ hóa lọc nguồn vào cháu hiểu nó như 1 trạm biến áp cấp nguồn cho amply cụ thể là nguồn chính cho tầng cs. Còn sau nó có các tụ khác lọc tần số cao,,, lọc cao tần gì gì đó... Cho cháu hỏi khi khi nào thì ta dùng tụ hóa, khi nào dùng tụ gốm,...mica.

Giúp cháu thắc mắc, cháu cảm ơn

Các câu thảo luận:
đang tải các thảo luận
21h45, 30/08/2020
Quản Lý
Ngày tham gia: 22h51, 28/08/2011
Đoạn trích:
Cháu muốn hỏi nhiệm vụ chính của tụ hóa, mica, gốm. Dùng trong audio


Tụ dùng để chặn [ không cho qua ] điện áp DC [ nhưng có thể nạp 1 cái rồi đầy , rồi ngưng ] . Tụ sẽ cho qua điện áp AC [ nạp rồi xả , rồi nạp v.v...] .
Trans , IC , Fet , ....phải cần cung cấp điện áp DC . Nếu không có nguồn cấp ...thì nó là vật vô tri giác . Cấp nguồn cho trans , IC , fet , ...là chỉ định mỗi chân cẳng ...có số volt [ đo so với masse ] là bao nhiêu , bao nhiêu ,....Tiếp theo , nếu ta ráp nhiều tầng với nhau ...thì phải dùng tụ để chặn , không cho DC của thằng trước ảnh hưởng đến thằng sau .
Tụ hóa sẽ cho qua tần số thấp +trung + treble , còn tụ mica , tụ gốm thì chủ yếu cho qua tần số cao . Tụ xanh lục thì cho qua tần số trung +treble .
Trong điều kiện nghiệp dư thì ..."nghe" là chủ yếu ! Bạn có thể thay đổi tụ liên lạc từ tầng nầy qua tầng kia [ từ 10uf xuống còn .001 ] hoặc thay đổi tụ gốm lọc [ từ 100p thành .001] v.v....Riêng tụ hóa lọc nguồn thì càng lớn càng tốt . Tuy nhiên , ta cũng không cần nhiều quá , miễn vừa đủ xài là được . Thiết kế cho tốn tiền mà so với cái máy rẽ tiền...cũng chẳng hơn là bao ....
Thiết kế chủ yếu là quy ra "trở kháng" . Tụ điện , cuộn cảm , điện trở , trans , IC , fet v.v....đều tính toán theo "trở kháng" đối với một điểm nào đó và theo tần số nào đó .
Điện trở thì đã có số ohm sẵn ...nên ta không cần tính . Điện trở 10k ở tần số 50Hz , ở tần số 10Khz , ở tần số 100Khz ...vẫn là 10k . Tụ [ hóa . mica ,gốm...] thì có sự sai khác về số "ohm" [ dung kháng] tùy theo tần số . Cuộn cảm cũng vậy , sẽ có số "ohm" [cảm kháng] khác nhau , tùy theo tần số . Trans có trở kháng vào vài kí đến vài trăm kí tùy cách ráp . IC thì tùy vào con trở nối ở chân 2 , chân 3 [ hoặc chân 6 , chân 5] mà quy ra trở kháng vào . Fet , Mosfet v.v...là các linh kiện có trở kháng vào rất cao , nhưng người ta dùng con trở 100k hoặc 1M để nối masse ...cho nó có trở kháng khoảng 100k hoặc 1M . Cao quá ...thì bị "âm binh" nhập .
Sau khi đã có trở kháng tất cả linh kiện ngay tại điểm đó ...thì người ta gộp chung lại [ cộng trừ ] để có trở kháng "tổng" . Có trở kháng tổng ...thì ta sẽ tính ra ...điện áp tín hiệu đi đến đó ...sẽ còn là bao nhiêu v.v....
Trong quá trình học điện tử , ta sẽ học phân tích mạch điện theo DC và phân tích mạch điện theo AC .
Đoạn trích:
Có 2 tụ hóa lọc nguồn vào cháu hiểu nó như 1 trạm biến áp cấp nguồn cho amply cụ thể là nguồn chính cho tầng cs.

Tụ hóa dùng để lọc tần số 50Hz của điện đường cho bằng phẳng và xả điện ra ,,,khi nguồn cung cấp [ transfo +diode] bị hụt . Nếu bạn xài bình accu thì không cần tụ lớn làm gì .
Đoạn trích:
Còn sau nó có các tụ khác lọc tần số cao,,, lọc cao tần gì gì đó

Đó là sự tính toán của người thiết kế . Bạn có thể gia giảm mà rút kinh nghiệm .
Đoạn trích:
Cho cháu hỏi khi khi nào thì ta dùng tụ hóa, khi nào dùng tụ gốm,...mica


Tụ mà có trị số giống nhau [ ví dụ 104] ...thì tụ hóa , tụ gốm , tụ mica ...đều xài được cả . Tụ mắc tiền hơn thì độ chính xác cao và xài bền hơn . Kinh nghiệm , khi xài cho mạch dao động thì nên xài tụ mica .
Bạn hãy thử thay đổi loại tụ rẽ tiền với tụ mắc tiền ...thì cũng chẳng có hơn kém nhau nhiều [ trừ ra xài cho vài chục năm sau ] .
Trong các tài liệu tiếng Anh [ các bài xưa , xài trans , chưa xài rệp ] thì các tác giả có phân tích rất rõ các linh kiện .
Chung quy , cũng chỉ là "trở kháng" tại điểm phân tích ! Điển hình là ...cái loa . Nó có trở kháng là 8 ohm [ đo ohm DC thì khoảng 6 ohm] , Rồi từ đó cho tàn số thay đổi 50Hz , 1Khz, 20Khz ...và đo xem số volt trên loa là bao nhiêu [ tất nhiên số volt ngõ vào là = 1v ] , người ta sẽ có một đường đặc tuyến . Máy nào có một đường ..ít gồ ghề nhất ...là hay nhất ! Chúng ta thì ráp ampli , tần số 50Hz cho ra số volt ít nhất , còn tần số 20Khz thì vọt cao nhất .....

Phân loại bài viết phần mạch điện

MỘT SỐ SẢN PHẨM KHÁC
  • 350.000đ
    Bo Mic LX
  • 180.000đ
    Bo Echo HD2000
  • 200.000đ
    Bo Reverb 3 IC
  • 150.000đ
    Bo Công Suất HD2000
  • 150.000đ
    Bo Sub
  • 200.000đ
    Bo Limiter (Compressor)