Đăng ký|Đăng nhập
Mạch Khuyếch Đại Công Suất >

Giới hạn áp vào cho mạch công suất

Thành Viên
Ngày tham gia: 13h54, 29/08/2015

Thưa bác Huynh Đoàn, cháu có thắc mắc là một mạch công suất dựa vào đâu để biết được giới hạn đầu vào sau nắn của bộ biến áp (để mạch công suất không cháy do áp vào quá cao) vì trên thị trường có rất nhiều loại biến áp với các dải AC đôi khác nhau (từ 24v đến 60v đôi). Vậy dựa vào thông số nào trên Trans để biết được? Và có phải tính luôn giới hạn của cặp thúc không hay chỉ cần tính điện áp giới hạn của sò công suất là được? Ví dụ như mạch dưới đây thì sao ạ. Cảm ơn bác.Giới hạn áp vào cho mạch công suất

Các câu thảo luận:
đang tải các thảo luận
21h47, 06/06/2022
Quản Lý
Ngày tham gia: 22h51, 28/08/2011
Đoạn trích:
cháu có thắc mắc là một mạch công suất dựa vào đâu để biết được giới hạn đầu vào sau nắn của bộ biến áp (để mạch công suất không cháy do áp vào quá cao) vì trên thị trường có rất nhiều loại biến áp với các dải AC đôi khác nhau (từ 24v đến 60v đôi). Vậy dựa vào thông số nào trên Trans để biết được? Và có phải tính luôn giới hạn của cặp thúc không hay chỉ cần tính điện áp giới hạn của sò công suất là được? Ví dụ như mạch dưới đây thì sao ạ.

" Giới hạn đầu vào " ....là từ chỉ cho Limiter , Compressor , ...
Ý của bạn là ...Điện áp cấp cho Sò , Thúc ...là bao nhiêu "max" ? Để không bị hư ...
Thường thì người ta đo volt DC ở hai đầu CE của con sò [ thúc , ...] là bao nhiêu volt DC ? Tất nhiên là đo lúc không có tín hiệu và lúc có tín hiệu . Lúc không có tín hiệu thì đo CE được +42vdc [ ví dụ nhé ] và lúc có tín hiệu max ...thì CE là + 2v dc . Có nghĩa là ...nguồn +42vdc từ nguồn +B ...đi vào C và ra E ...khi sò ON [ tức có tín hiệu kích vào ] . Thôi cứ coi CE của con sò ...là cái công tắc On OFF ! Khi ON thì +42v sẽ chạy vào công tắc và chạy vào loa xuống masse . Khi OFF thì nó hở ra [ công tắc hở ra ]. Nhiệm vụ của sò [ thúc ] ...chỉ là đóng vô , mở ra ...số volt +42v ...vào loa ...để cái màn loa nhún ra nhún vô .
Khi CE off [ công tắc hở ] ...thì số volt ở 2 đầu CE là +42vdc và dòng ampere là bằng 0 . Số volt thì cao , nhưng số dòng thì rất thấp ...khi nhân lại cho ra công suất tiêu thụ ...là rất thấp [ sở dĩ nói thấp ...là do ta có phân cực chút đỉnh ] .
Khi CE on [ tức lúc nầy CE = 0 ohm , công tắc đóng lại ] ...thì số volt ở 2 đầu CE sẽ còn 1 vdc và 41vdc sẽ áp vào hai đầu loa và dòng sẽ rât cao ! Bạn cứ lấy 41v mà chia cho loa 8 ohm ...sẽ ra là 5A . Rồi lấy 41 mà nhân cho 5 ...sẽ ra là 200W . Loa phải chịu 200W , nhưng con sò ...chỉ có 1v mà nhân cho 5 ...là 5W . Bởi vậy mới nói ....càng hát lớn ...thì sò cáng mát !! Còn hát lưng lửng [ volt ra loa 20vdc và CE của sò sẽ là 21vdc ]...thì sò sẽ nóng hơn .
Bạn tra sách [ vào Google mà gõ , ví dụ Datasheet C5200 ...] ...kiểm tra xem Vce là bao nhiêu volt [ ví dụ 180v ] và kiểm tra xem Ampere là bao nhiêu [ ví dụ 15A ] và kiểm tra xem công suất P là bao nhiêu [ ví dụ 150W ] . Tất cả đều có trong datasheet .
3 thông số nầy , nếu con sò vượt qua [ chỉ 1 thông số thôi ] là hư sò [ thúc ]
Để cho an toàn , người ta chỉ xài phân nửa thôi . Ví dụ , nguồn cấp cho sò là 90v . Ampere thì câu song song nhiều sò , song song 2 con thì sò chịu nổi 30A , 300W ....Hừm , đó là sò Nhật , Mỹ . Còn sò ở nước khác thì ...khá lắm chỉ được phân nửa !
Lúc trước , tớ có người bạn ở nước ngoài , nói là ...mua sò ở VN , mua 100 con , xài được một hai con . Còn bao nhiêu thì nướng bán !
Thúc với sò là ráp kiểu darlington [ để tăng hskđ ] , nên nguồn cấp cho CE con sò thì cũng là cấp cho CE con thúc .
Còn nhiều kiểu hư khác , vì dụ , khi bị tần số quá cao hoặc quá thấp ....thì cả 2 con sò trên dưới ...đều ON một lượt [ trong chớp mắt ] ...thì số V , A , ...sẽ là gấp đôi [ riêng P là gấp 4 lần ] ...Sò cháy ráo mà rờ chưa nóng tí nào !!