Đăng ký|Đăng nhập
Các Sản Phẩm Tiêu Biểu huynhdoan2000 Click để xem tất cả

Để mua hàng, các bạn vui lòng liên hệ huynhdoan2000@yahoo.com.
Ampli Karaoke >

Pha tín hiệu vào và ra

Thành Viên
Ngày tham gia: 13h05, 16/01/2016

Xin hỏi: Các máy như amply, lọc xì, reverb, ... thì pha của tần số âm thanh vào và ra của chính máy đó đồng pha hay ngược pha. Có áp dụng cho các máy không, hay tùy máy?

Nếu có điều kiện, thì chỉ cần câu 1 đường hồi tiếp từ ngõ ra đến ngõ vào là xác định được. Nhưng nếu biết rồi thì khỏe hơn.

Để lấy tín hiệu từ 1 bộ trộn nào đó đưa vào 2, 3 amply, vậy không biết đấu loa thế nào cho đồng pha cả 2 cặp loa mà tai thì khó phân biệt. Máy test thì không có.

Anh chị em ai dùng nhiều, biết rồi xin chỉ giáo, cảm ơn nhiều.

 

 

Các câu thảo luận:
đang tải các thảo luận
00h10, 09/12/2020
Quản Lý
Ngày tham gia: 22h51, 28/08/2011
Đoạn trích:
Xin hỏi: Các máy như amply, lọc xì, reverb, ... thì pha của tần số âm thanh vào và ra của chính máy đó đồng pha hay ngược pha. Có áp dụng cho các máy không, hay tùy máy?

Cùng một hiệu máy [ ví dụ Peavey] ...thì ngõ ra các máy là đồng pha hết . Người ta khuếch đại một tín hiệu từ bên ngoài ...thì người ta sẽ tính toán ...xài bao nhiêu tầng kd ...để cuối cùng sẽ cho "pha" tín hiệu ...giống y như lúc nhận vào . Ví dụ , tín hiệu vào , ta dùng kd "đảo" ...thì phải thêm một kd 'đảo" nữa ...để thành "không đảo" .
Đoạn trích:
để lấy tín hiệu từ 1 bộ trộn nào đó đưa vào 2, 3 amply, vậy không biết đấu loa thế nào cho đồng pha cả 2 cặp loa mà tai thì khó phân biệt. Máy test thì không có.

Thật ra , tần số trung và cao ...thì pha ...không quan trọng lắm ! Chỉ có tần số thấp , nhất là sub bass , thì rất quan trọng . Các mạch kd sub bass sau nầy , đều thêm nút chỉnh pha ! Thông thường , các mạch lắp ráp ...đều tính toán sao cho ...pha ngõ vào và pha ngõ ra ...là giống nhau ! Bán kỳ dương đi vào ...và ngõ ra vẫn là bán kỳ dương [ có biên độ lớn hơn] Cho nên , tần số trung và cao ...không quan trọng lắm ...về pha ! Câu 1 cái loa phóng vào dàn máy , mà đảo dây loa phóng qua lại ...vận bình thường ! Chỉ có sub bass là quan trọng ! Hai thùng loa đặt sai một hai mét ...cũng đã nghe "khác" ! Vì sóng bass ..là dạng sóng dài , nó đi lòn qua vách tùm lum ...nghe xa ! Còn loa treble là sóng ngắn , chỉ cần thằng say xỉn ...đứng ngay cái thùng loa ...là nghe mất treble !
21h09, 19/02/2022
Thành Viên
Ngày tham gia: 13h54, 29/08/2015
Thưa bác cháu có thắc mắc chủ đề về Phase như hình sau mong bác giải đáp:
- Nghe nói âm thanh analog đi qua các tầng có tụ điện thì cứ mỗi 1 tụ sẽ bị trễ phase âm trầm và sớm pha các âm cao điều này có đúng không ạ? Nếu đúng thì bác có thể cho biết độ lệch này là bao nhiêu độ (45/90). Tụ phân cực và tụ không phân cực có độ lệch giống hay khác nhau ạ? Cũng câu hỏi này với tụ dung lượng vừa (10/47uF) và tụ dung lượng nhỏ (10nF/470nF) có khác biệt về độ lệch phase không ạ?
- Tần số âm trung và cao ít có khác biệt khi các loa lệch phase nhau. Tần trầm sẽ biểu hiện rõ khi lệch 180 độ ở 2 loa nhưng nếu 2 loa trầm này chỉ lệch nhau khoảng 45/90 độ thì âm thanh lúc này sẽ ra sao ạ?
- Cách để xác định phase input và output có lệch hay không ngoài việc dùng máy đo oscilloscope ra còn cách nào khác không ạ?
Cảm ơn bác chúc bác sức khỏe.
21h20, 23/02/2022
Quản Lý
Ngày tham gia: 22h51, 28/08/2011
Đoạn trích:
Nghe nói âm thanh analog đi qua các tầng có tụ điện thì cứ mỗi 1 tụ sẽ bị trễ phase âm trầm và sớm pha các âm cao điều này có đúng không ạ?

Âm thanh Digital ...chỉ là 10101010 ...., chả có pha phiết , volume gì ráo ....Nhưng khi chạy qua bộ chuyển đổi thì có đủ thứ , y như Analog [ vì từ analog , người ta chuyển qua digital ].
Linh kiện điện tử có 2 loại , có ảnh hưởng đến pha . Đó là cuộn dây L và tụ điện C . Hai thằng nầy mà nối tiếp nhau hoặc song song nhau mà có 1 tần số đưa vào "trúng" cộng hưởng [ tức là số ohm xoay chiều của tụ và cuộn bằng nhau , nhưng pha 2 thằng nầy ngược nhau ] ...thì kết quả chung ...là 0 ohm ! Chả có volt nào ở ngõ ra !
Cuộn dây có số ohm đồi với tần số xoay chiều là XL = L x 6,28 x f . [ Một chiều thì 0 ohm ]
Tụ điện có số ohm xoay chiều là Xc = 1 / [chia] 6,28 x f x C [ Một chiều thì cắt , tức ohm rất lớn ] .
Ở cuộn dây , điện áp có trước , dòng có sau , góc lệch là 90 độ .
Ở tụ điện , dòng có trước , áp có sau , góc lệch 90 độ .
Có nghĩa là , khi có một tần số đưa vào [ 10v/50Hz ] , thì ...đo điện áp ...sẽ thấy số volt từ từ chạy lên [ còn mới đưa vào ...tụ nó nạp một cái mau lẹ , tức dòng chạy trước ]. Ở cuộn dây thì ngược lại .
Không có vụ pha âm trầm trễ hơn pha âm bỗng ! Tất cả tần số [20Hz -- 20KHz ] ...khi qua tụ thì dòng và áp [ trên 2 chân tụ ] sẽ lệch pha 90 độ cho tất cả .
Đoạn trích:
bác có thể cho biết độ lệch này là bao nhiêu độ (45/90)

Y như trên có nói , nếu có thêm cuộn dây L ...mà có số ohm xoay chiều bằng nhau với tụ , ở 1 tần số cộng hưởng
...thì sẽ bị lệch pha nhau 180 độ !
Ở đây , ta chỉ có điện trở và trở kháng vào ...nên chỉ có tụ , bản thân nó lệch pha áp so với dòng qua nó là 90 độ . Ví dụ , ta có tụ C = 4 uF và một điện trở 500 ohm nối tiếp nhau . Một điện áp 220v , tần số 50Hz ....nối vào RC .
Dòng chạy qua R và C là bằng nhau , đó là quy luật chung . Nhưng số ohm của 2 cái RC ....phải tính toán lại .
Tụ 4 uF đối với tần số 50Hz ....thì công thức tính ra là ....[tức số ohm của tụ ] 796 ohm . Bạn lấy máy tính mà tính theo công thức . Điện trở R là 500 ohm , nhưng ta không thể cộng chung 500 ohm và 796 ohm lại với nhau được ! Vì tụ có sự lệch pha . Phải tính toán "trở kháng chung" Z . Cách tính Z là ...lấy 796 ohm bình phương mà nhân cho 500 ohm bình thương . Sau đó rút căn ...thì ra trở kháng chung Z = 940 ohm .
Có trở kháng Z=940 ....thì tính dòng chạy qua RC sẽ là 220v / 940 ohm = 0,234 A ....
Góc lệch pha [ cos ] thì lấy R / Z tức là 500 chia cho 940 ohm = 0,532 , tức là khoảng 58 độ .
Đoạn trích:
Tụ phân cực và tụ không phân cực có độ lệch giống hay khác nhau ạ?

Giống nhau tất cả ....Bản thân lệch 90 độ dòng và áp .
CĐoạn trích:
ũng câu hỏi này với tụ dung lượng vừa (10/47uF) và tụ dung lượng nhỏ (10nF/470nF) có khác biệt về độ lệch phase không ạ?

Xem ví dụ trên , tức tùy theo trở kháng chung và tần số .
Đoạn trích:
nếu 2 loa trầm này chỉ lệch nhau khoảng 45/90 độ thì âm thanh lúc này sẽ ra sao ạ?

Bạn hãy suy xét , lệch 180 độ thì màn loa A đẩy hết ra , màn loa B rút sát vô ...Còn lưng lững lưng lững thì ..."tùm lum" , mạnh ai nấy nghe . Vì vậy , chỉ 1 mixer + 1 main và 8 loa 4 tấc , 8 ohm . Một bên 4 loa ...là OK !
Đoạn trích:
Cách để xác định phase input và output có lệch hay không ngoài việc dùng máy đo oscilloscope ra còn cách nào khác không ạ?

Chủ yếu là phase của 2 thùng loa và vị trí của nó . Thử kéo qua kéo lại vài mét v.v...sao cho nghe có lực ! Nhưng ...cũng chỉ ở chỗ ngồi đó ! Thằng ngồi chỗ khác sẽ nghe "mất" lực , do âm thanh phản dội búa xua ....
21h50, 09/03/2022
Thành Viên
Ngày tham gia: 13h54, 29/08/2015
Cháu sưu tầm được mạch chỉnh Phase này và có một số thắc mắc mong bác chỉ thêm:
- Một số mạch không có tụ C2 mà nối thẳng trở 10K vào Input, như vậy âm thanh có khác với hình này không ạ?
- Một số mạch lại khác nhau giữa trị số tụ C1 và C2, tại sao lại như vậy ạ?
- Tụ C1 và C2 thường dao động từ vài chục đến 100nF. Vậy nếu tăng lên 1uF hay giảm về 1nF thì âm thanh sẽ ra sao ạ? Và theo bác nên chọn trị số dung lượng như thế nào cho chuẩn ạ?
21h50, 09/03/2022
Thành Viên
Ngày tham gia: 13h54, 29/08/2015
Đoạn trích:
Chủ yếu là phase của 2 thùng loa và vị trí của nó . Thử kéo qua kéo lại vài mét v.v...sao cho nghe có lực ! Nhưng ...cũng chỉ ở chỗ ngồi đó ! Thằng ngồi chỗ khác sẽ nghe "mất" lực , do âm thanh phản dội búa xua ...


Một số mạch có chỉnh Phase từ 0-180 độ bằng chiết áp có thể cân pha giữa loa sub và loa Full đúng không ạ?
21h35, 10/03/2022
Quản Lý
Ngày tham gia: 22h51, 28/08/2011
Đoạn trích:
Một số mạch không có tụ C2 mà nối thẳng trở 10K vào Input, như vậy âm thanh có khác với hình

Không có C2 ...là full , cho qua mọi tần số . Còn có C2 thì ...lọc bỏ bớt tiếng bass .
Đoạn trích:
Một số mạch lại khác nhau giữa trị số tụ C1 và C2, tại sao lại như vậy ạ?

Tụ trên không kể , dùng hay không cũng được . Chủ yếu dùng để bỏ bớt tiếng bass .
Tụ dưới thì là mạch cộng hưởng . Thay đổi tụ C1 hay điện trở là thay đổi tần số cộng hưởng . Tần số mid và lo ...thì còn nghe lệch pha , còn tần số hi ...thì quá mau , nghe không ra !
Đoạn trích:
Một số mạch có chỉnh Phase từ 0-180 độ bằng chiết áp có thể cân pha giữa loa sub và loa Full đúng không ạ?

Đúng rồi ! Nhưng cũng chỉ ở 1 tần số . Trật tần số ...thì cũng chả ra làm sao cả ! Kêu là hên xui may rủi ....Cú mày mò chỉnh thử , có hiệu quả thì được ! Hừm , thường thì ....trấm trất , chả thấy gì xảy ra !
23h54, 12/03/2022
Thành Viên
Ngày tham gia: 13h54, 29/08/2015
Đoạn trích:
Tụ dưới thì là mạch cộng hưởng . Thay đổi tụ C1 hay điện trở là thay đổi tần số cộng hưởng

Tụ C1 nên chọn bao nhiêu nf để chỉnh phase cho những tần 30-40-50hz ạ?
22h28, 14/03/2022
Quản Lý
Ngày tham gia: 22h51, 28/08/2011
Đoạn trích:
Tụ C1 nên chọn bao nhiêu nf để chỉnh phase cho những tần 30-40-50hz ạ?

Bạn dùng công thức F = 1 / [chia] 6,28 x R x C [ F=Hz , R=ohm , C=Farad ] ...mà tính ra tần số "chánh" [ gọi là Cut-off Frequency ].
Bây giờ , ta chọn tần số là 30 Hz , điện trở là 100.000 ohm [ tức 100K ] . Từ công thức "chuẩn" ở trên [ nhớ ghi vào vách nhà ] , ta tính xem coi ...tụ C là bao nhiêu ? Công thức là C = 1 / [chia] 6,28 x R x Hz .
C = 1/ [chia] 6,28 x 100.000 x 30 Hz ...là bằng 0,000000053 Farad , tức 0.053 uF . Bạn sẽ xài tụ .05 và điện trở 100k . Thay đổi điện trở sẽ thay đổi tần số Cut-off khác [ như 40Hz , 50Hz , ....] và tần số cũ 30Hz ...sẽ bị lệch pha [ từ 0 đến 90 độ , đến 170 độ ...không còn 180 độ nữa ] .
Nói cho rõ hơn , ở "trúng" ngay tần số Cut-off [30Hz] thì ...ngược pha 180 độ ở ngõ ra Opamp [ tức âm thanh sẽ yếu ở tần số 30Hz khi phát ra 2 loa chánh và sub ] . Còn khi ta vặn biến trở 100K ...thì tần số 30Hz nầy sẽ xê dịch từ từ 45 độ , 60 độ , v.v....[ do nó có tần số Cut-off khác ] Chỉnh sao cho loa chánh và Sub ....nghe "mạnh" ở tần số 30Hz .
Thường thì người ta dùng biến trở 100k hoặc 250k hoặc 500k , vặn ngay giữa và lấy trị số giữa . Ví dụ , biến trở 100k thì thính là 50k , biến trở 500k thì tính là 250K . Sau đó , tự chọn tần số 30Hz , 40Hz , 50Hz , v.v....và thay vào công thức ...mà tính ra trị số tụ .
Thông dụng là C = .1 , biến trở là 500k .
Các bạn thân mến , khi nói tần số Cut-off , tần số cộng hưởng ,...thì các bạn phải hiểu là ở tần số đó , số ohm của R sẽ bằng số ohm của tụ [ danh từ là dung kháng Xc ] .
...............................................................
Dùng máy tính Casio để tính toán . Do tụ điện phải tính theo Farad [ = 1.000.000 uF = 1.000.000.000.000 pF ] nên ta phải thay thế bằng lũy thừa ...cho gọn . Lấy ví dụ , thay vì tụ 1 uF ...phải gõ số là 0.000001 thì ta chỉ gõ số 1 , còn lại 10 lũy thừa trừ 6 ...để riêng ra không tính . Tính ra kết quả ...thì lấy kết quả mà nhân cho 1000000 .
Một số chủ đề khác:

Phân loại bài viết phần mạch điện

MỘT SỐ SẢN PHẨM KHÁC
  • 350.000đ
    Bo Mic LX
  • 180.000đ
    Bo Echo HD2000
  • 200.000đ
    Bo Reverb 3 IC
  • 150.000đ
    Bo Công Suất HD2000
  • 150.000đ
    Bo Sub
  • 200.000đ
    Bo Limiter (Compressor)