Đăng ký|Đăng nhập
Các Sản Phẩm Tiêu Biểu huynhdoan2000 Click để xem tất cả

Để mua hàng, các bạn vui lòng liên hệ huynhdoan2000@yahoo.com.
Biến áp nguồn >

hỏi về biến áp tự ngẫu

Thành Viên
Ngày tham gia: 21h47, 17/12/2019

E chào anh Đoàn.  A cho e hỏi: Em muốn cuốn một biến áp tự ngẫu ra 110v nhưng e không hiểu. Giả sử e cuốn 0v-220v rồi lấy mối giữa là 110v, đầu ra e sẽ lấy mối giữa này và điểm 0v ta có 0v-110v. Nhưng giả sử dây điện đường bị đứt, ông thợ điện nối lại nhưng đảo dây lại,(Tức thay vì dây âm nối nguồn âm, dương nối nguồn dương như cũ thì lại đảo lại (y như đảo phích cắm)] >>» cái điểm 0v -110v thành 220-110.quá nguy hiểm. A chỉ e cách xử lý vấn đề này với. E cảm ơn anh nhiều

Các câu thảo luận:
đang tải các thảo luận
21h52, 29/04/2020
Quản Lý
Ngày tham gia: 22h51, 28/08/2011
Đoạn trích:
cái điểm 0v -110v thành 220-110.quá nguy hiểm.


Cũng chẳng có ăn nhằm gì cả ....0v - 110v hoặc là 110v - 220v ...thì đều như nhau . tức là có số vỏng quấn "như nhau" ! Đầu 220 , bạn ghim điện đường 220 , rồi đảo chấu ghim lại ....cũng chả có gì xảy ra cả ....Bạn không lấy chấu 1 - 110v mà lấy chấu 110 - 220 ...thì ngõ ra vẫn là 110v . Yên tâm ! Chỉ có điều là ...với các biến áp công suất lớn , người ta thường cho dây quấn 220 đầu trong ...câu vào dây "nguội" của điện đường ...để ít xảy ra sự 'rò" điện vào vỏ sắt. Dùng vít thử điện mà chạm vào vỏ máy , rồi đổi chuôi ghim , khi nào thấy đèn của vít thử điện .."tối" nhất ...là OK !
Nói chung , chả có sao cả ....
Nói cho dễ hiểu ...thì ghim "thuận" thì mối 0v là mối "nguội" của điện đường , mối 220 là ...mối nối vào 220 [ "nóng" ] . Còn ghim ngược lại ...thì mối 220 là mối "nguội" , còn mối 0 ...là mối "nóng" . Vì là điện AC ...nên ...chả có gì khác nhau cả ! Còn ngõ ra 0 -110 hoặc là 110 - 220 ...thì cũng luôn luôn là 110 !
20h18, 30/04/2020
Thành Viên
Ngày tham gia: 21h47, 17/12/2019
E cảm ơn a nhé.
A cho e hỏi vấn đề này nữa: trong mạch master (như hìnhh) thì mình dùng con trở và con tụ nào để tính tần số cho phần bass và phần mid ạ? E hỏi để e thay đổi tần số cắt cho từng phần theo ý mình.
Vấn đề thứ 2 là e có thể áp dụng cách cắt tần số như trên nhưng ở ngõ ra loa để làm phân tần cho loa có được không ạ?
22h51, 02/05/2020
Quản Lý
Ngày tham gia: 22h51, 28/08/2011
Đoạn trích:
A cho e hỏi vấn đề này nữa: trong mạch master (như hìnhh) thì mình dùng con trở và con tụ nào để tính tần số cho phần bass và phần mid ạ? E hỏi để e thay đổi tần số cắt cho từng phần theo ý mình.


Tần số từ 20Hz đến 20KHz , khi đi qua con điện trở 10k [ ví dụ ] ...thì ...nó vẫn là 10k , tức dòng điện AC hay DC đi qua con trở thì con trở vẫn là số ohm đó .
Nhưng khi dòng DC hay AC ...đi qua con tụ hoặc cuộn dây ...thì có sự khác biệt ! Dc thì không đi qua tụ được [ nhưng có thể "nạp" 1 cái ] . DC thì qua cuộn dây được .
Nói về AC , thì AC sẽ qua tụ được , nhưng tùy theo tần số ...mà qua "ít: hay "nhiều" . Người ta sẽ tính ra "điện trở của tụ theo tần số " [ sách gọi là dung kháng ] . Công thức tính số "ohm" của tụ là Xc = 1 / 2pi x F x C . F tính bằng Hz , C tính bằng Farad , Xc tính bằng ohm . Từ đó , ta thấy , khi tần số thay đổi ...thì số "ohm" của tụ sẽ thay đổi . Giả sử , ta cho tần số là cố định 50Hz , thì ta tính ra số ohm của tụ và ta cộng các con trở nối tiếp và song song ...để biết ...số volt tín hiệu của tần số 50Hz ...khi qua các con trở nầy ...sẽ còn lại là bao nhiêu ?
Đại khái , Bass/Treble của mạch nẩy [ Baxandall , vào mạng mà tra ] là tính toán " hạ áp" trên từng con trở và con tụ [ quy ra ohm] , tùy theo tần số . Trở thì không thay đổi số ohm bất cứ tần số nào , nhưng tụ thì thay đổi số ohm tùy theo tần số .
Nói thì nói vậy , nhưng còn vấn đề "phase" nữa ! Có nghĩa là ....tính ra số ohm " chung" sẽ khác chút ít ....
Mạch RC có công thức tính ra tần số [ giảm hoặc tăng 3 dB ] là F = 1 / 2pi x R x C .
Cuộn dây thì tính ra số "ohm" khi có dòng xoay chiều chạy qua là Xl = L x 2pi x F . L = henry , F = Hz và Xl = ohm .
Tóm lại , nhớ 3 công thức nầy . Chép vào vách .
Ví dụ , bạn vặn nút bass "max" , tức chấu giữa chạm vào C1 , bỏ C1 ra . còn lại Rv [ con biến trở = 50k ] và tụ C2 . Ta có Rv song song C2 .
Bây giờ , giả sử tần số là 50Hz ...thì bạn tính ra số ohm của con tụ theo 50Hz , bạn có điện trở "chung" là bao nhiêu đó . Giả sử tần số là 1000Hz thì tính ra số ohm của tụ theo tần số 1000Hz , bạn sẽ có số ohm "chung" [ Rv // C2] v.v... Nhìn vào mạch , ta có R2 + R 'chung" + R3 ...là một nhánh của 4558 . Còn R1 là một nhánh khác . Ta sẽ tính ra hskd của 4558 ở tần số "đó" nhờ có 2 con trở .
Khi muốn làm thêm Mid ...thì làm như volume Treble , nhưng thay đổi C1 và C2 [ xem trong mạch master ] .
Người ta tính "tần số" của mạch baxandall ...theo hai vị trí , là vặn "max" và vặn "min" . Dùng công thức F = 1 / 2pi x R x C .
Cũng may , mạch baxandall chỉ là ....tính số "ohm" của tụ , không cần công thức chính xác như EQ . Bạn cứ thay đổi trị số của tụ và xoay max xoay min để tím ra cái mình "khoái " . Còn không thôi thì ...cứ để y như người ta làm .
Đoạn trích:
Vấn đề thứ 2 là e có thể áp dụng cách cắt tần số như trên nhưng ở ngõ ra loa để làm phân tần cho loa có được không ạ?


Loa chỉ có 8 ohm là quá nhỏ ...nên ban không thể dùng con trở lớn hơn 8 ohm ! Phải dùng cuộn dây . Bạn cứ cho tần số là bao nhiêu rồi tính con tụ ra số ohm . cuộn dây ra số ohm Sau khi tính ra số ohm "chung" của tụ + cuộn dây , bạn nôi1 tiếp với loa 8 ohm ...là bạn có "tải" chung ! Ví dụ , volt ra loa là 20vac ở tần số đó , bạn sẽ biết ...cuộn dây + tụ ..."hút " hết bao nhiêu và còn bao nhiêu ra trên loa ...Đó là "divider" . Hai cái 8 ohm nối tiếp ...thì mỗi cái sẽ "hút" phân nửa .
20h36, 03/05/2020
Quản Lý
Ngày tham gia: 22h51, 28/08/2011
Mạch RC có công thức tính ra tần số [ giảm hoặc tăng 3 dB ] là F = 1 / 2pi x R x C

Đính chính lại là 6 dB , tức giảm hoặc tăng 50% điện áp , tùy theo cách ráp . Nói cho dễ hiểu , người ta tính tần số "cộng hưởng" của mạch RC là cách tính cho ra tần số ...khiến cho số "ohm" của tụ = số ohm của con trở ! ví dụ , con trở là 10k , bạn ghép với con tụ bất kỳ , và tìm tần số "chánh" mà khi quy ra ohm ...thì cũng là 10k ! Đó gọi là tần số cộng hưởng của mạch RC đó .
Thật ra trong mạch còn đủ thứ như trở kháng vào , ra , tụ ký sinh v.v...cho nên ...khó mà tính chính xác . Tuy nhiên , ta chỉ cần biết sơ bộ là được ....
22h54, 05/05/2020
Thành Viên
Ngày tham gia: 21h47, 17/12/2019
Mà khi ta phân cực hạnh A thì mạch nguồn đơn và mạch nguồn đối xứng ,hai loại mạch này có ưu điểm gì so với nhau không ạ?
22h54, 05/05/2020
Thành Viên
Ngày tham gia: 21h47, 17/12/2019
E cảm ơn anh đã giải thích cho e.
Mà cái bo cs pv2000 có phân cực hạng A được không anh? A hướng dẫn e với.
21h14, 08/05/2020
Quản Lý
Ngày tham gia: 22h51, 28/08/2011
Đoạn trích:
Mà khi ta phân cực hạnh A thì mạch nguồn đơn và mạch nguồn đối xứng ,hai loại mạch này có ưu điểm gì so với nhau không ạ?


Kiểu ráp ...gọi là pushpull [ bán kỳ dương kích con sò NPN , bán kỳ âm kích con sò PNP ] ...thì không cần thiết phải phân cực hạng A cho sò CS , chỉ là "gần gần" ...thì được . Nên chọn 1 kiểu ráp khác ...cho hạng A . Kiểu nầy thường là ...bán kỳ dương và bán kỳ âm đều kích vào chỉ 1 con sò , sò kia sẽ làm điện trở tải . Mới nhìn thì thấy giống pushpull , nhưng lại khác .... Ưu điểm của hạng A là hao điện , nóng sò , Cs ra không lớn . Chỉ được cái là ...hát nghe ngọt hơn . Không bị mất hay méo tần số nào .....Vào sao ra vậy !
4558 ráp kd tín hiệu nhỏ , nhưng trong ruột của nó là mạch cs nhỏ , so với ráp transistor ...thì trans sẽ là "chánh gốc" hạng A . Vì vậy , ráp 4558 ...có thể bị rè [ do sự phân cực của phần cs nhỏ ở trong ruột ] , còn ráp trans thì không rè ....Khuyết điểm của trans là trở kháng vào nhỏ ohm ....
21h14, 08/05/2020
Quản Lý
Ngày tham gia: 22h51, 28/08/2011
Đoạn trích:
Mà cái bo cs pv2000 có phân cực hạng A được không anh? A hướng dẫn e với


Phân cực cao lên ...cho "gần" hạng A . Nhưng cũng không cần thiết ! Vì khi bạn hát nhỏ ...thì cặp thúc sẽ "ra loa" ....Có nghĩa là , cặp thúc của PV2000 ...đã chạy hạng A . Không cần cặp sò chạy hạng A ...làm chi nữa . Kiểu ráp mạch cs pushpull ...không phải là dành cho hạng A . Vã lại , phân cực hạng A cho mạch pushpull ..là rất cần cặp sò "match" hoàn toàn . Khi 2 con sò không match , bạn phân cực hơi cao lên ...là đã bị hù ...Vì sao ? Khi 2 con sò "match" thì ngõ ra sẽ triệt tiêu . Nhưng do 2 sò không match , nên triệt tiêu không hết ...Phần áp DC còn sót lại ...sẽ vào loa và cái màn loa sẽ phình ra hoặc rút vô ...và hù hù ....Hừm , thế bạn có dám phân cực thêm cho cao hơn nữa không ? Người ta sẽ chọn một kiểu ráp hạng A khác .
Phân cực cao là ....2 con diode FR107 vốn là 1v2 , bây giờ xen thêm con trở 22 ohm , 33 ohm , 100 ohm v.v....sao cho tăng lên 1v3 ...1v4 ...1v5 ....Xen con trở phía nào cũng được . Phải có 2 cái đồng hồ 5A , gắn vào hai cực C của 2 sò ...để quan sát dòng chạy qua .

Phân loại bài viết phần mạch điện

MỘT SỐ SẢN PHẨM KHÁC
  • 350.000đ
    Bo Mic LX
  • 180.000đ
    Bo Echo HD2000
  • 200.000đ
    Bo Reverb 3 IC
  • 150.000đ
    Bo Công Suất HD2000
  • 150.000đ
    Bo Sub
  • 200.000đ
    Bo Limiter (Compressor)