Đăng ký|Đăng nhập
Các Sản Phẩm Tiêu Biểu huynhdoan2000 Click để xem tất cả

Để mua hàng, các bạn vui lòng liên hệ huynhdoan2000@yahoo.com.
Ampli Karaoke >

Về việc sử dung cầu chì cho Amplifier

Thành Viên
Ngày tham gia: 18h12, 24/03/2013

Bác HuynhDoan thân mến. Em đang có 1 vấn đề đang bức xúc. Nhờ bác tư vấn dùm. Vấn đề là làm sao để tính 1 cách tương đối chính xác trị số cầu chì dùng trong Amplifier, để khi máy có sự cố thì cầu chì sẽ đứt để bảo vệ Amplifier khỏi bóc khói. Xin cảm ơn bác.

Các câu thảo luận:
đang tải các thảo luận
20h59, 20/08/2013
Quản Lý
Ngày tham gia: 22h51, 28/08/2011
Do vì mạch CS là "direct" nên ...mạch bốc khói rồi mới đứt cầu chì !
Chắc bạn nghĩ rằng con sò bị hư trước rồi cái mạch hư sau ? Cũng là có đấy , nếu mạch ráp linh kiện tốt và sò dỏm. Sò sẽ chết trước ...Còn phần lớn, mạch thiết kế chưa chuẩn nên sò dỏm hay sò xin cũng cháy ráo, cháy từ trước ra sau....Nhỉn vô mạch mà bạn thấy mấy con trans nhỏ, điện trở nhỏ ...cháy đen, tức là mạch thiết kế chưa chuẩn !
-- Thiết kế mạch cho chuẩn ( ví dụ : xài tụ 470p ngay BC trans kđđt , tầng vi sai cân xứng v.v...) thì khi sò hư thì cầu chì sẽ đứt và mạch còn nguyên. Còn thiết kế không chuẩn , mạch cháy đen rồi cầu chì mới đứt.
-- Muốn tính trị số cầu chì thì bạn phải tính dòng qua loa với CS tối đa và trừ hao thêm. Còn phải tính đến trường hợp quá tải trong mili giây...Quá tải trong giây lát chưa phải là hư , nhưng nếu cầu chì nhỏ quá thì sẽ đứt cầu chì.
23h16, 20/08/2013
Thành Viên
Ngày tham gia: 18h12, 24/03/2013
Thảo luận bởi huynhdoan2000:
Do vì mạch CS là "direct" nên ...mạch bốc khói rồi mới đứt cầu chì !
Chắc bạn nghĩ rằng con sò bị hư trước rồi cái mạch hư sau ? Cũng là có đấy , nếu mạch ráp linh kiện tốt và sò dỏm. Sò sẽ chết trước ...Còn phần lớn, mạch thiết kế chưa chuẩn nên sò dỏm hay sò xin cũng cháy ráo, cháy từ trước ra sau....Nhỉn vô mạch mà bạn thấy mấy con trans nhỏ, điện trở nhỏ ...cháy đen, tức là mạch thiết kế chưa chuẩn !
-- Thiết kế mạch cho chuẩn ( ví dụ : xài tụ 470p ngay BC trans kđđt , tầng vi sai cân xứng v.v...) thì khi sò hư thì cầu chì sẽ đứt và mạch còn nguyên. Còn thiết kế không chuẩn , mạch cháy đen rồi cầu chì mới đứt.
-- Muốn tính trị số cầu chì thì bạn phải tính dòng qua loa với CS tối đa và trừ hao thêm. Còn phải tính đến trường hợp quá tải trong mili giây...Quá tải trong giây lát chưa phải là hư , nhưng nếu cầu chì nhỏ quá thì sẽ đứt cầu chì.

Cứ cho là mạch chạy ổn định. Vấn đề nằm ở chổ là làm sao mình tính được trị số đúng của cầu chì để tránh cả trường hợp quá tải trong giây lát. Cái e hỏi là cầu chì ở sơ cấp Transformer (đa số ampli bây giờ hầu như bỏ hẳn cầu chì board cs) E nghĩ mình có thể áp dụng công thức I=P/U ở ngõ vào được kg? giả sử có Transformer công suất tối đa 300W vậy suy ra dòng tối đa là I=300/220 sắp sỉ bằng 1.4A vậy chẳn lẻ mình xài cầu chì 2A? Bác nghĩ xem có cách nào xác định được dòng quá tải để mình gắn cầu chì là 2 , 3 , 4A ..... cho đúng? Tất nhiên nếu quá nhỏ thì vừa hét cái là im phắc, còn quá lớn thì cho dù mạch có tốt thì có khi cũng trái gió trở trời làm sao biết được, lúc đó thấy khói (cũng có thể khói từ Transformer) mà cầu chì vẫn trơ trơ.
04h34, 21/08/2013
Quản Lý
Ngày tham gia: 22h51, 28/08/2011
Xác định dòng quá tải Ampere là tùy mình ấn định.
-- Nếu tự bản thân cục transfo ( chưa lắp mạch ) thì bạn cứ nối tắt hai đầu dây thứ cấp , chọn cầu chì sao cho cho khoảng vài giây cầu chì đứt, là được. Không hư transfo đâu mà sợ. Ví dụ, transfo thứ cấp ra là 30vac x 2 , thì bạn chỉ cần nối tắt một cuộn 30v với 0v ...
-- Còn tính toán quá 300W thì cầu chì đứt , bạn dùng điện trở "bự" nối tắt một cuộn thứ cấp (30-0) hoặc hai cuộn thứ cấp (30-30)...Điện trở nầy là "số ampere" chạy qua nó ,theo ví dụ của bạn tức là 300/60 (giả sử thứ cấp 30-0-30). Biết volt, biết ampere thì sẽ tính ra trị số điện trở . Dùng trở nầy nối tắt cuộn thứ cấp mà cầu chì sơ cấp đứt...là OK !
22h28, 23/08/2013
Thành Viên
Ngày tham gia: 18h12, 24/03/2013
Thảo luận bởi huynhdoan2000:
Xác định dòng quá tải Ampere là tùy mình ấn định.
-- Nếu tự bản thân cục transfo ( chưa lắp mạch ) thì bạn cứ nối tắt hai đầu dây thứ cấp , chọn cầu chì sao cho cho khoảng vài giây cầu chì đứt, là được. Không hư transfo đâu mà sợ. Ví dụ, transfo thứ cấp ra là 30vac x 2 , thì bạn chỉ cần nối tắt một cuộn 30v với 0v ...
-- Còn tính toán quá 300W thì cầu chì đứt , bạn dùng điện trở "bự" nối tắt một cuộn thứ cấp (30-0) hoặc hai cuộn thứ cấp (30-30)...Điện trở nầy là "số ampere" chạy qua nó ,theo ví dụ của bạn tức là 300/60 (giả sử thứ cấp 30-0-30). Biết volt, biết ampere thì sẽ tính ra trị số điện trở . Dùng trở nầy nối tắt cuộn thứ cấp mà cầu chì sơ cấp đứt...là OK !

Ok rất hợp lý, không hổ danh là bác huynhdoan. Sẳn còn 1 câu hỏi nữa nha bác, bác xem sơ đồ này nhé Trong mạch CS này có các điện trở R20 , 21 , 22 không biết nằm trong mạch có nhiệm vụ gì mà gở nó ra mạch vẫn chạy. Tuy nhiên nếu sử dụng nguồn cao (khoảng +-63V) thêm tải nặng 1 chút (khoảng 4ohm) thì khi dùng mic alo thì nghe có tiếng tẹt (tẹt nhẹ thôi) ở loa, nếu như gắn cả 3 trở vô đầy đủ thì hết. Nhờ bác ngẫm nghĩ dùm. Cám ơn bác rất nhiều.
05h38, 25/08/2013
Quản Lý
Ngày tham gia: 22h51, 28/08/2011
Bạn gở bỏ R20 ,21, 22 ...mạch vẫn chạy . Q9 + Q11 và Q10 + Q14 là hai cặp "darlington". Các con trở R20 , 21 , 22 là các con trở rẽ bớt dòng cực B của 2 con CS Q11,Q14 ( làm giảm bớt hskđ, cho ổn định, vì ráp darlington có hskđ rất cao)
và các con trở nầy cũng là làm nhiệm vụ hồi tiếp âm "một phần".
Có 4 trường hợp :
-- Không ráp R20 , 21 , 22 . Chỉ áp dụng cho mạch CS nhỏ.
-- Không có R21 , chỉ có R20 và R22 dính lại và dính với đường "trung điểm", tức đường ra loa, y như mấy mạch CS thông thường. Vừa rẽ bớt dòng vừa hồi tiếp âm.
-- Không có R21 , chỉ có R20 và R22 dính với nhau. Đây là ý nghĩa để hai con thúc tự "cân bằng" .
-- Có đủ ba con R20 , 21 , 22 . Vừa rẽ bớt dòng cực B , vừa làm hồi tiếp âm hai "mức". Đây là kỹ thuật nâng chất lượng sò CS lên chút đỉnh.
Bạn có biết , khi xưa xài bóng đèn chân không làm thành phần khuếch đại , kêu là ampli đèn, âm thanh rất hay, Vì sao ? Vì bóng đèn do làm bằng cơ khí nên có tham số "giống nhau" , không bị méo như transistor. Chỉ có cái là CS còn yếu và "nguy hiểm". Khi mua được các cặp sò "match" ( tức NPN và PNP giống nhau ) thì ráp mạch CS nào cũng hay. Hát lớn không méo.
06h44, 26/08/2013
Thành Viên
Ngày tham gia: 18h12, 24/03/2013
Thảo luận bởi huynhdoan2000:
Bạn gở bỏ R20 ,21, 22 ...mạch vẫn chạy . Q9 + Q11 và Q10 + Q14 là hai cặp "darlington". Các con trở R20 , 21 , 22 là các con trở rẽ bớt dòng cực B của 2 con CS Q11,Q14 ( làm giảm bớt hskđ, cho ổn định, vì ráp darlington có hskđ rất cao)
và các con trở nầy cũng là làm nhiệm vụ hồi tiếp âm "một phần".
Có 4 trường hợp :
-- Không ráp R20 , 21 , 22 . Chỉ áp dụng cho mạch CS nhỏ.
-- Không có R21 , chỉ có R20 và R22 dính lại và dính với đường "trung điểm", tức đường ra loa, y như mấy mạch CS thông thường. Vừa rẽ bớt dòng vừa hồi tiếp âm.
-- Không có R21 , chỉ có R20 và R22 dính với nhau. Đây là ý nghĩa để hai con thúc tự "cân bằng" .
-- Có đủ ba con R20 , 21 , 22 . Vừa rẽ bớt dòng cực B , vừa làm hồi tiếp âm hai "mức". Đây là kỹ thuật nâng chất lượng sò CS lên chút đỉnh.
Bạn có biết , khi xưa xài bóng đèn chân không làm thành phần khuếch đại , kêu là ampli đèn, âm thanh rất hay, Vì sao ? Vì bóng đèn do làm bằng cơ khí nên có tham số "giống nhau" , không bị méo như transistor. Chỉ có cái là CS còn yếu và "nguy hiểm". Khi mua được các cặp sò "match" ( tức NPN và PNP giống nhau ) thì ráp mạch CS nào cũng hay. Hát lớn không méo.

À thì ra tác dụng của nó là thế, nhưng em còn chưa thông lắm ở chổ hồi tiếp âm hai "mức" cụ thể như thế nào? Còn điều này nửa , biết rằng phân cực trên Q9/Q10 ở chế độ AB còn Q11/Q14 ở chế độ B, nhưng e chưa hiểu từ đâu có 2 mức áp này, giả sử CE Q7 có áp là 2.2V tại sao áp này không chia điều cho 4 mối nối BE Q9,11,14,10 mà bao giờ đo thì thấy BE sò cũng thấp hơn? Mong bác chỉ giáo thêm. Cám ơn bác nhiều.
12h07, 26/08/2013
Quản Lý
Ngày tham gia: 22h51, 28/08/2011
R20 và R22 là điện trở cực E là hồi tiếp một mức .Còn R21 là ...hồi tiếp cân bằng hai vế , y như mấy bo CS có tầng vi sai có hai con trở cực E 100 ohm và con biến trở nhỏ 1k nối chung hai cực E lại. Đó là mức hai.
Chỉ thêm thắt chút đỉnh thôi , chứ Rbe của con CS khi hát lớn , nó chỉ có vài chục ohm , như vậy dòng Ic từ con thúc vào cực B con CS sẽ là chủ yếu, qua mấy con trở nầy rất ít. Bởi vậy , bạn có thể bỏ ráo 3 con điện trở nầy mà mạch vẫn hát được. Tuy nhiên , nếu R20,22 mà xài ít ohm (khỏang 10 ohm) , không xài con R21 thì cặp thúc chạy gần hạng A . Bỏ cặp sò ra vẫn hát ào ào ( nhỏ hơn).
Tùy nghi mà sử dụng. Khi bạn khảo sát nhiều sơ đồ thì sẽ rút nhiều kinh nghiệm. Và..thật ra, mua được linh kiện "match" thì ...ráp đơn giản vẫn hay hơn ráp tùm lum !!

Đoạn trích:
2.2V tại sao áp này không chia điều cho 4 mối nối BE Q9,11,14,10


Thì bạn cứ phân cực lên 2v4 sẽ có 0,7v cho 4 mối nối . Nhưng như vậy là chạy hạng A. Người ta cố tình tính toán sao cho con CS thấp hơn 0,7v một tí , chứ nếu con CS mà phân cực 0,7v thì...nó hút ampere "bà chạy" !!!
Giả sử cặp thúc và cặp CS là "match" , thì mỗi vế sẽ là 1v1 . Con thúc hút 0,7v thì con CS chỉ còn 0,4v.
Cặp thúc do có "tải" là mấy con trở cực E hoặc con trở Rbe của con CS nên nó sẽ "dẫn" mạnh, ta đo sẽ có 0,7v. Còn con CS , chỉ còn 0,4v nên không dẫn. Chỉ khi nào có tín hiệu vào thì con CS mới dẫn.
17h21, 26/08/2013
Thành Viên
Ngày tham gia: 18h12, 24/03/2013
Thảo luận bởi huynhdoan2000:
R20 và R22 là điện trở cực E là hồi tiếp một mức .Còn R21 là ...hồi tiếp cân bằng hai vế , y như mấy bo CS có tầng vi sai có hai con trở cực E 100 ohm và con biến trở nhỏ 1k nối chung hai cực E lại. Đó là mức hai.
Chỉ thêm thắt chút đỉnh thôi , chứ Rbe của con CS khi hát lớn , nó chỉ có vài chục ohm , như vậy dòng Ic từ con thúc vào cực B con CS sẽ là chủ yếu, qua mấy con trở nầy rất ít. Bởi vậy , bạn có thể bỏ ráo 3 con điện trở nầy mà mạch vẫn hát được. Tuy nhiên , nếu R20,22 mà xài ít ohm (khỏang 10 ohm) , không xài con R21 thì cặp thúc chạy gần hạng A . Bỏ cặp sò ra vẫn hát ào ào ( nhỏ hơn).
Tùy nghi mà sử dụng. Khi bạn khảo sát nhiều sơ đồ thì sẽ rút nhiều kinh nghiệm. Và..thật ra, mua được linh kiện "match" thì ...ráp đơn giản vẫn hay hơn ráp tùm lum !!

2.2V tại sao áp này không chia điều cho 4 mối nối BE Q9,11,14,10

Thì bạn cứ phân cực lên 2v4 sẽ có 0,7v cho 4 mối nối . Nhưng như vậy là chạy hạng A. Người ta cố tình tính toán sao cho con CS thấp hơn 0,7v một tí , chứ nếu con CS mà phân cực 0,7v thì...nó hút ampere "bà chạy" !!!
Giả sử cặp thúc và cặp CS là "match" , thì mỗi vế sẽ là 1v1 . Con thúc hút 0,7v thì con CS chỉ còn 0,4v.
Cặp thúc do có "tải" là mấy con trở cực E hoặc con trở Rbe của con CS nên nó sẽ "dẫn" mạnh, ta đo sẽ có 0,7v. Còn con CS , chỉ còn 0,4v nên không dẫn. Chỉ khi nào có tín hiệu vào thì con CS mới dẫn.

Ok! thế thì rõ rồi. Một lần nữa cảm ơn bác nhiều vì đã dành thời gian tư vấn giúp e. Xin đa tạ.
11h22, 02/09/2013
Thành Viên
Ngày tham gia: 00h41, 12/05/2013
Sao mấy cái tăng âm dùng nguồn đôi,em thấy họ không dùng cặp sò cs mà dùng 2 con như nhau đều là npn ,có điều thay đổi cách mắc đtrở . . Bác có nghiên cứu về vấn đề này không
21h37, 02/09/2013
Quản Lý
Ngày tham gia: 22h51, 28/08/2011
Đoạn trích:
Sao mấy cái tăng âm dùng nguồn đôi,em thấy họ không dùng cặp sò cs mà dùng 2 con như nhau đều là npn ,có điều thay đổi cách mắc đtrở . . Bác có nghiên cứu về vấn đề này không


cách xài hai con CS NPN gọi là "đối xứng bù". Nhưng trước đó vẫn xài hai con trans thúc NPN + PNP.
Người ta lí luận rằng , khó kiếm hai con NPN + PNP có hệ số kđ "như nhau". Nhưng hai con NPN dễ kiếm hai con có hệ số kđ như nhau và...người ta kỹ thuật "bù".

Phân loại bài viết phần mạch điện

MỘT SỐ SẢN PHẨM KHÁC
  • 350.000đ
    Bo Mic LX
  • 180.000đ
    Bo Echo HD2000
  • 200.000đ
    Bo Reverb 3 IC
  • 150.000đ
    Bo Công Suất HD2000
  • 150.000đ
    Bo Sub
  • 200.000đ
    Bo Limiter (Compressor)