nhờ các bác giúp đỡ:ampli airang pa203iii mở lên mà role không đóng
12h50, 18/09/2015
tình hình là em có cái ampli arirang pa203iiie,bình thường mở lên thì cái đèn Rpt nó sáng rùi tắt,khi đó role mới đóng.
vậy ma sao mấy hôm nay mở lên mà cái đèn nó sáng luôn,role không đóng.
bác huynhdoan chỉ giúp em nó bị hư gì được không ạ.
Các câu thảo luận:
đang tải các thảo luận
Đoạn trích:
-- Kiểm coi có đủ nguồn cho mạch relay không ? Thử nối tắt 2 chấu relay để xem mạch CS có hát bình thường không ?
-- Ngõ ra loa khi mở lên có áp DC nên relay không đóng .( Do hư mạch CS)
-- Do linh kiện mạch relay bị lão hóa. Rả hết ra , đo lại . Tốn khoảng một tiếng đồng hồ. Không cần suy luận.
tình hình là em có cái ampli arirang pa203iiie,bình thường mở lên thì cái đèn Rpt nó sáng rùi tắt,khi đó role mới đóng.
vậy ma sao mấy hôm nay mở lên mà cái đèn nó sáng luôn,role không đóng.
-- Kiểm coi có đủ nguồn cho mạch relay không ? Thử nối tắt 2 chấu relay để xem mạch CS có hát bình thường không ?
-- Ngõ ra loa khi mở lên có áp DC nên relay không đóng .( Do hư mạch CS)
-- Do linh kiện mạch relay bị lão hóa. Rả hết ra , đo lại . Tốn khoảng một tiếng đồng hồ. Không cần suy luận.
em đã kiểm tra rồi,mach cs vẫn hát bình thường.không có áp DC.
e cũng đo ở bo nguồn thì thấy có 1 con tụ 1uf/50v bị hư,nhưng khi thay mới vào,lúc đầu bật máy lên,role đóng,mạch hoạt động.tắt máy,bật lại thì lại đèn sáng,role không đóng.ktra lần nữa thì con tụ vừa thay mới đó bị xì.
để tối về em up cái hình cho a xem
e cũng đo ở bo nguồn thì thấy có 1 con tụ 1uf/50v bị hư,nhưng khi thay mới vào,lúc đầu bật máy lên,role đóng,mạch hoạt động.tắt máy,bật lại thì lại đèn sáng,role không đóng.ktra lần nữa thì con tụ vừa thay mới đó bị xì.
để tối về em up cái hình cho a xem
Đoạn trích:
Khi thay tụ thì đo volt 2 đầu tụ xem coi sồ volt có cao hơn số volt ghi trên tụ không ? Nhất là coi có "ngược" cộng trừ của tụ không ?
Tụ bị xì là do volt tụ thấp hơn trong máy , hoặc gắn ngược cực tính ... Nói chung , tụ là dễ ợt ...
có 1 con tụ 1uf/50v bị hư,nhưng khi thay mới vào,lúc đầu bật máy lên,role đóng,mạch hoạt động.tắt máy,bật lại thì lại đèn sáng,role không đóng.ktra lần nữa thì con tụ vừa thay mới đó bị xì.
Khi thay tụ thì đo volt 2 đầu tụ xem coi sồ volt có cao hơn số volt ghi trên tụ không ? Nhất là coi có "ngược" cộng trừ của tụ không ?
Tụ bị xì là do volt tụ thấp hơn trong máy , hoặc gắn ngược cực tính ... Nói chung , tụ là dễ ợt ...
bác huynhdoan cho e hỏi : nguồn DC từ mạch cs ra loa nằm trong giới hạn bao nhiêu là được vậy ạ.
ak,mà e hỏi thêm bác 1 tí nữa nhé:
+ e đang nghiên cứu 1 cái ampli,kiểm tra cai mạch CS khi chủa có tín hiệu vào thì Vdc ra loa =0
+ khi cấp tín hiệu vào,theo e là cái đầu dvd nó bị rò điện DC ở ngõ ra (vì e ktra cũng như vậy khi nối vào máy tính thì mở volume max thì role cũng không ngắt) rồi khi mở volume music,master 60% thì mạch CS khuếch đại lên làm role ngắt,lúc này đo volt DC ra loa (cả 2 bên LR) nhiều khi lên khoảng vài volt cũng có,mà mấy chục volt cũng có.
------> bác giúp e xem phải giải quyết thế nào với tình trạng có nguồn DC ở ngõ vào.
+ e đang nghiên cứu 1 cái ampli,kiểm tra cai mạch CS khi chủa có tín hiệu vào thì Vdc ra loa =0
+ khi cấp tín hiệu vào,theo e là cái đầu dvd nó bị rò điện DC ở ngõ ra (vì e ktra cũng như vậy khi nối vào máy tính thì mở volume max thì role cũng không ngắt) rồi khi mở volume music,master 60% thì mạch CS khuếch đại lên làm role ngắt,lúc này đo volt DC ra loa (cả 2 bên LR) nhiều khi lên khoảng vài volt cũng có,mà mấy chục volt cũng có.
------> bác giúp e xem phải giải quyết thế nào với tình trạng có nguồn DC ở ngõ vào.
Đoạn trích:
Đo hai đầu loa mà có volt DC ...là do mạch CS không "đều" ở 2 vế . Các linh kiện ta mua về ráp ampli là các linh kiện "trời ơi đất hỡi". Không phải trình độ của ta thua máy "nhập" , ngặt một nỗi là ...đồ tốt nó ráp , đồ kém nó bán !
KInh nghiệm cho thấy , volt DC khoảng 6v trở lại . Hát mà cái màn loa phình ra , thụng vô dữ dội là do có volt DC quá cao ( kêu là méo)
Đoạn trích:
Dùng tụ NP . Dùng tụ hóa bình thường thì ...sẽ có thể xuất hiện volt DC ở ngõ vào đấy ...nếu tầng trước "quá mạnh" ( ví dụ vặn treble quá mức). Khi ta đo tụ hóa bằng ohm x1k , thì khi đảo chiều đo , ta sẽ thấy có "ohm" ít ít , ở chiều ngược lại.
nguồn DC từ mạch cs ra loa nằm trong giới hạn bao nhiêu là được vậy ạ
Đo hai đầu loa mà có volt DC ...là do mạch CS không "đều" ở 2 vế . Các linh kiện ta mua về ráp ampli là các linh kiện "trời ơi đất hỡi". Không phải trình độ của ta thua máy "nhập" , ngặt một nỗi là ...đồ tốt nó ráp , đồ kém nó bán !
KInh nghiệm cho thấy , volt DC khoảng 6v trở lại . Hát mà cái màn loa phình ra , thụng vô dữ dội là do có volt DC quá cao ( kêu là méo)
Đoạn trích:
bác giúp e xem phải giải quyết thế nào với tình trạng có nguồn DC ở ngõ vào.
Dùng tụ NP . Dùng tụ hóa bình thường thì ...sẽ có thể xuất hiện volt DC ở ngõ vào đấy ...nếu tầng trước "quá mạnh" ( ví dụ vặn treble quá mức). Khi ta đo tụ hóa bằng ohm x1k , thì khi đảo chiều đo , ta sẽ thấy có "ohm" ít ít , ở chiều ngược lại.
cám ơn bác huynhdoan rất nhiều ạ.
Chào bác Huỳnh Đoàn.
cháu có mạch vẽ lại thừ amply hiệu SATO (vẽ hơn chục lần+ tham khảo tài liệu mạch thái hoa của bác. nhưng cháu không biết có đúng không với lại không hiểu được nguyên lý hoạt động của mạch. mong được bác giải thích a5h. cháu xin cảm ơn trước.
cháu có mạch vẽ lại thừ amply hiệu SATO (vẽ hơn chục lần+ tham khảo tài liệu mạch thái hoa của bác. nhưng cháu không biết có đúng không với lại không hiểu được nguyên lý hoạt động của mạch. mong được bác giải thích a5h. cháu xin cảm ơn trước.
Đoạn trích:
Mỗi một sơ đồ có những cái "riêng" , gọi là "update" . Vì vậy , nếu vẽ không đúng thì không suy luận được. Muốn hiểu nguyên lý hoạt động của mạch thì ...quan sát "chiều dòng điện" .
Dòng điện bắt đầu từ +B ....rồi đi "tùm lum" qua các nhánh ( hoặc một nhánh , hoặc hai ba nhánh nối tiếp , hoặc hai ba nhánh song song ) ...rồi xuống masse !
-- Khi gặp tụ thì ....nó không qua .
-- Khi gặp trở , cuộn dây thì nó qua được ( giảm ít nhiều tùy theo trị số trở ) .
-- Khi gặp diode thì ....coi đầu dương hay âm ? Nếu +B mà gặp đầu dương thì nó chạy qua bình thường ( giảm 0,6v) . Nếu gặp đầu âm là nó không qua . Tuy nhiên , nếu là diode Zene thì khác . Ví dụ , +12v mà gặp diode 4007 đầu âm ...thì "stop" ! Nhưng nếu gặp đầu âm zene 3v , 5v , 9v , 12v ...thì nó qua được ,. Gặp zene 15v đầu âm thì +12v sẽ không đủ "sức" qua , tức stop ! Khi qua zene thì nó sẽ giảm số volt tương ứng . Ví dụ , +12 mà gặp đầu âm zene 3v ...thì khi qua zene ...+12 chỉ còn +9 .
Nếu zene "đúng" đầu thì ...+12 qua bình thường ( giảm 0,6v như diode thường) . Có khi con diode là zene , nhưng bạn lại cho là 4148 thì ....trớt quớt ! Xả con diode nghi ngờ ra và đo xem nó là diode thường hay diode zene ? Nếu là zene thì số volt là bao nhiêu ??
-- Khi gặp trans thì ....có nguyên tắc là ...vào C ra E , nhưng phải có dòng vào B qua E ...thì mới có dòng vào C ra E . Trans lại có 2 loại , là NPN , PNP . Sự vận chuyển "trái ngược" nhau , nhưng cũng là vào C ra E khi có dòng vào B qua E .
Phân tích trans thì nhiều rắc rồi , do gặp NPN , PNP đấu chung nhau , do nhiều điện trở ( song song , nối tiếp) vây chung quanh , do trans có khi làm con diode. BE là con diode . BC cũng là con diode .
Phải quan sát từ từ .
Trong sơ đồ bạn vẽ , chổ 2 con 2383 , có con diode 4148 đấu "ngược". Vì vậy , dòng +B sẽ không đi vào 2383 được . Và mạch không hút relay . Nhưng nếu là con zene thì dòng qua được .
Chỗ 2 con 1815 ở cuối , cực B ( có con 10k) là nối vô cực E . Thêm con 4148 ở chỗ 2k2 là "trật dây nịch" . Chỗ đó có thể là đường ra loa . Khi áp ra loa mà có volt DC , dù + vdc hay - vdc thì một trong hai con 1815 sẽ "dẫn" . Cứ theo nguyên tắc C qua E , B qua E ( không có chuyện C qua B hay B qua C ) . Đối với trans PNP thì E qua C , E qua B . Nhưng ta có thể tạm coi là C qua E , B qua E ...miễn là "đúng" cộng trừ . Nếu dòng chạy qua chỗ nào đó thì phải xem xét cộng trừ ! Đúng dấu thì mới là "qua" , còn ngược dấu thì không qua ( tức vẽ trật) . Xài nguồn đôi thì nguyên tắc chiều dòng điện là +B chạy xuống masse , không gặp masse thì nó sẽ chạy vào -B . Vừa gặp masse , vừa gặp -B thì dòng qua masse là ít , còn dòng chánh là qua -B . Vì sao ? Vì masse chỉ là "phân nửa" , chạy xuống -B là tất nhiên .
Khi vẽ mạch thì gạch 3 đường trên trang giấy lớn ( cỡ cái bàn nhỏ) . Đường cao nhất vẽ màu đỏ , là đường +B , đường màu đen vẽ ở giữa trang giấy , là đường masse , đường màu xanh thì vẽ ở cuối trang .
Khi nào vẽ linh kiện mà nối vô mấy đường nầy thì ...ngưng , Không được vẽ tiếp qua con khác ! Trans thì nhìn mũi tên mà biết dòng chạy !
Mạch nầy có 4 đường chánh . +B , masse , -B và ra loa . Các đường phụ là con trở và tụ lọc , giảm bớt +B . Phải vẽ trở và tụ ở đường ngang màu đỏ , không được vẽ ở giữa . Mới học là vậy . Vẽ trên tờ giấy bự bằng cái bàn . Kẻ 4 đường ngang . Vẽ chân con nào mà gặp 1 trong 4 đường nầy thì ngưng . Vẽ tiếp chân khác . Sau đó suy luận chiều dòng điện .
(vẽ hơn chục lần+ tham khảo tài liệu mạch thái hoa của bác. nhưng cháu không biết có đúng không với lại không hiểu được nguyên lý hoạt động của mạch. mong được bác giải thích
Mỗi một sơ đồ có những cái "riêng" , gọi là "update" . Vì vậy , nếu vẽ không đúng thì không suy luận được. Muốn hiểu nguyên lý hoạt động của mạch thì ...quan sát "chiều dòng điện" .
Dòng điện bắt đầu từ +B ....rồi đi "tùm lum" qua các nhánh ( hoặc một nhánh , hoặc hai ba nhánh nối tiếp , hoặc hai ba nhánh song song ) ...rồi xuống masse !
-- Khi gặp tụ thì ....nó không qua .
-- Khi gặp trở , cuộn dây thì nó qua được ( giảm ít nhiều tùy theo trị số trở ) .
-- Khi gặp diode thì ....coi đầu dương hay âm ? Nếu +B mà gặp đầu dương thì nó chạy qua bình thường ( giảm 0,6v) . Nếu gặp đầu âm là nó không qua . Tuy nhiên , nếu là diode Zene thì khác . Ví dụ , +12v mà gặp diode 4007 đầu âm ...thì "stop" ! Nhưng nếu gặp đầu âm zene 3v , 5v , 9v , 12v ...thì nó qua được ,. Gặp zene 15v đầu âm thì +12v sẽ không đủ "sức" qua , tức stop ! Khi qua zene thì nó sẽ giảm số volt tương ứng . Ví dụ , +12 mà gặp đầu âm zene 3v ...thì khi qua zene ...+12 chỉ còn +9 .
Nếu zene "đúng" đầu thì ...+12 qua bình thường ( giảm 0,6v như diode thường) . Có khi con diode là zene , nhưng bạn lại cho là 4148 thì ....trớt quớt ! Xả con diode nghi ngờ ra và đo xem nó là diode thường hay diode zene ? Nếu là zene thì số volt là bao nhiêu ??
-- Khi gặp trans thì ....có nguyên tắc là ...vào C ra E , nhưng phải có dòng vào B qua E ...thì mới có dòng vào C ra E . Trans lại có 2 loại , là NPN , PNP . Sự vận chuyển "trái ngược" nhau , nhưng cũng là vào C ra E khi có dòng vào B qua E .
Phân tích trans thì nhiều rắc rồi , do gặp NPN , PNP đấu chung nhau , do nhiều điện trở ( song song , nối tiếp) vây chung quanh , do trans có khi làm con diode. BE là con diode . BC cũng là con diode .
Phải quan sát từ từ .
Trong sơ đồ bạn vẽ , chổ 2 con 2383 , có con diode 4148 đấu "ngược". Vì vậy , dòng +B sẽ không đi vào 2383 được . Và mạch không hút relay . Nhưng nếu là con zene thì dòng qua được .
Chỗ 2 con 1815 ở cuối , cực B ( có con 10k) là nối vô cực E . Thêm con 4148 ở chỗ 2k2 là "trật dây nịch" . Chỗ đó có thể là đường ra loa . Khi áp ra loa mà có volt DC , dù + vdc hay - vdc thì một trong hai con 1815 sẽ "dẫn" . Cứ theo nguyên tắc C qua E , B qua E ( không có chuyện C qua B hay B qua C ) . Đối với trans PNP thì E qua C , E qua B . Nhưng ta có thể tạm coi là C qua E , B qua E ...miễn là "đúng" cộng trừ . Nếu dòng chạy qua chỗ nào đó thì phải xem xét cộng trừ ! Đúng dấu thì mới là "qua" , còn ngược dấu thì không qua ( tức vẽ trật) . Xài nguồn đôi thì nguyên tắc chiều dòng điện là +B chạy xuống masse , không gặp masse thì nó sẽ chạy vào -B . Vừa gặp masse , vừa gặp -B thì dòng qua masse là ít , còn dòng chánh là qua -B . Vì sao ? Vì masse chỉ là "phân nửa" , chạy xuống -B là tất nhiên .
Khi vẽ mạch thì gạch 3 đường trên trang giấy lớn ( cỡ cái bàn nhỏ) . Đường cao nhất vẽ màu đỏ , là đường +B , đường màu đen vẽ ở giữa trang giấy , là đường masse , đường màu xanh thì vẽ ở cuối trang .
Khi nào vẽ linh kiện mà nối vô mấy đường nầy thì ...ngưng , Không được vẽ tiếp qua con khác ! Trans thì nhìn mũi tên mà biết dòng chạy !
Mạch nầy có 4 đường chánh . +B , masse , -B và ra loa . Các đường phụ là con trở và tụ lọc , giảm bớt +B . Phải vẽ trở và tụ ở đường ngang màu đỏ , không được vẽ ở giữa . Mới học là vậy . Vẽ trên tờ giấy bự bằng cái bàn . Kẻ 4 đường ngang . Vẽ chân con nào mà gặp 1 trong 4 đường nầy thì ngưng . Vẽ tiếp chân khác . Sau đó suy luận chiều dòng điện .
Một số chủ đề khác:
- Thay biến áp ampli (ongdanggiadi | 09h40, 18/09/2015)
- Loại bo công suất nào tốt (ngoctan3021 | 21h57, 13/09/2015)
- Mạch công suất R L amli bị bốc khói điện trở (chungkien | 10h51, 13/09/2015)
- Loa và ampli lâu ngày ko sử dụng (vocongvinh | 14h52, 11/09/2015)
- Cách làm amply nghe nhạc hay hơn (minhhuy1301 | 10h12, 08/09/2015)
- Xin sơ đồ kết nối âm thanh (thanhtam_2203 | 14h48, 07/09/2015)
- Có phải IC 4558d bị cháy (thanh nghiep | 22h06, 04/09/2015)
- Mua board chuyen he 3d (vdaeet | 11h32, 27/08/2015)
- Lấy mạch công suất hiếu 4 sò 1 kênh làm kích điện. (builinhkaka | 23h54, 26/08/2015)
- Tư vấn mạch công suất này ạ (luanvo | 11h53, 25/08/2015)