Sạc nam châm loa đại khái nó như thế này:

Các bạn có thấy cái ampe kẹp không? Nó có 2 ngàm hình cong để kẹp, và 1 ngàm ở giữa để quấn cuộn dây. Thì cái kềm để nạp từ nó cũng gần như thế.

Các bạn cứ thử làm một cái ngàm cố định hình chữ L nằm ngang, dài khoảng 30cm, tiết diện vuông cạnh 12 cm hoặc tròn đường kính cỡ đó. Cái đuôi L dựng đứng lên trên để áp vào cái đuôi loa. Lúc đó loa để ngửa.

Một khối sắt dựng đứng, cao cỡ 10 cm, có cùng thiết diện, để quấn cuộn dây từ hóa.

Cái ngàm phía trên đối xứng với cái dưới, sẽ ép vào đầu cục nam châm, tứ là ép vào cái chỗ Các bạn dán màng nhện.

Như vậy mạch từ sẽ đi thành 1 vòng kín hình chữ O: lõi thép có cuộn dây --> lõi nằm ngang của ngàm dưới --> lõi đứng của ngàm dưới --> trọn bộ khối nam châm của loa --> lõi đứng của ngàm trên --> lõi nằm ngang của ngàm trên --> trở về lõi thép có cuộn dây...

Như vậy khi từ hóa, thì nó từ hóa cả vỏ nam châm lẫn ruột nam châm, và từ hóa theo cùng 1 chiều giống nhau. Thế nhưng khi hết từ hóa thì phần sắt non sẽ mất từ, trong khi phần nam châm sẽ còn từ dư. Lúc đó, từ của phần vỏ và ruột sẽ không còn cùng chiều như lúc nạp nữa, mà ngược nhau, để tao ra từ trường khép vòng.

Bên dưới là hình cái kềm nạp từ cho nam châm loa (vẽ đại khái như vậy). Nếu Các bạn có làm thì làm cho đẹp hơn nhé. Nửa dưới và trụ lõi của nam châm có thể bắt cứng với nhau. Nửa trên có thể gắn bản lề để có thể mở ra, khép vào. Cuộn dây có thể rất lớn. Có thể dùng luôn từ trường DC từ 110 hoặc 220V chỉnh lưu trực tiếp luôn. Chắc các bạn phải tính toán lại hoặc quấn mò rồi tính lại.

Sạt nam châm loa

Đây là kiểu kết cấu của nam châm tròn, dùng lõi ferrit hình xuyến (màu nâu). Khi đó lõi tròn ở giữa sẽ là sắt non (màu cam).

Khi nạp từ, cả lõi và khuyên đều nhận từ trường theo đường sức từ dưới đi lên. Nhưng khi nạp xong, phần lõi từ bị mất hết, trong khi phần khuyên Ferrit vẫn còn từ dư từ dưới đi lên. Như vậy nó sẽ móc thành vòng, và trong lõi sắt non nó sẽ từ trên đi xuống.


Sạt nam châm loa

Còn đây là kiểu kết cấu của nam châm vuông, dùng lõi trụ giữa bằng thép AlNico (màu nâu). Khi đó mạch từ bên ngoài có hình vuông sẽ là sắt non (màu cam).

Khi nạp từ, cả lõi và gông từ đều nhận từ trường theo đường sức từ dưới đi lên. Nhưng khi nạp xong, phần gông từ bị mất hết, trong khi phần lõi AlNiCo vẫn còn từ dư từ dưới đi lên. Như vậy nó sẽ móc thành vòng, và trong gông sắt non nó sẽ từ trên đi xuống.

Sạt nam châm loa

Nam châm hiện nay có 2 loại:

-- Một loại dùng hợp kim, thường là hợp kim permaloi (không nhớ cói đúng tên này không nữa). Loại này thường chế tạo theo kiểu lõi trụ là nam châm, và bên ngoái là khung sắt non, có hình vuông.

-- Một loại là nam châm Ferrit, 1 dạng kim loại gốm. Loại này ngược lại, lõi là sắt non, còn nam châm là hình khuyên ferrit bọc bên ngoài.

Nhưng dù là loại gì, thì người ta cũng lắp ráp, dán cố định lõi từ xong xuôi rồi mới nạp từ. Thiết bị nạp từ là một nam châm điện hình kẹp giống như cái kềm không lồ, có cuộn dây từ hóa. Nó kẹp mặt trên và mặt dưới của cả khối nam châm, tức là mặt trước loa, chỗ dán màng nhện và mặt sau loa, chỗ cái đuôi nam châm, và cho dòng điện từ hóa để tạo từ trường rất mạnh.

Khi đang từ hóa thì cả phần nam châm và phần sắt non cùng bị từ hóa cùng hướng. Nhưng khi giảm dòng xuống, thì chỉ phần nam châm còn giữ từ dư, còn phần sắt non bị mất. khi đó từ dư của nam châm sẽ đi móc vòng qua mạch từ còn lại để tạo cho khe hở không khí là nơi tập trung từ tính mạnh nhất.

Mình nạp từ cho 1 vài cái lẻ thì chắc khó, vì chế cục nam châm điện khổng lồ kia tốn tiền lắm.

Nếu dán lại Bobin vành màng loa bằng các loại keo Con voi, Con chó hay 502 thì bất ổn rồi.

Công nghệ làm la phải sử dụng tới 6 loại keo để dán các chi tiết lại. Mỗi loại keo có tính chất cơ lý hoàn toàn khác nhau.

Sưu tầm